Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 71)

2.3.2.1 Những hạn chế

Hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại VietinBank Bắc Ninh trong những năm qua tuy đã đạt những thành công nhất định, nhung bên cạnh đó vẫn còn có các mặt hạn chế cần phải khắc phục:

Thứ nhất, tỷ trọng du nợ cho vay doanh nghiệp FDI của chi nhánh còn thấp trong tổng du nợ cho vay doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Theo thống kê của NHNN tỉnh Bắc Ninh, du nợ nhóm khách hàng FDI trung bình chiếm khoảng 40% du nợ cho vay của các ngân hàng thuơng mại trên địa bàn tỉnh. Du nợ nhóm khách hàng FDI tại Vietinbank Bắc Ninh tuy đã có sự tăng truởng trong các năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng chua cao trong tổng du nợ của Chi nhánh. Năm 2015, du nợ KHDN FDI chỉ chiếm 5,92% du nợ của Vietinbank Bắc Ninh. Năm 2016 tăng lên là 7,12% trong tổng du nợ và năm 2016 là 7,58% (trong khi đó, con số bình quân tại địa bàn chi nhánh là khoảng 40%)

Thứ hai, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI của Vietinbank Bắc Ninh chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn, trong khi cho vay trung, dài hạn vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn. Hoạt động cho vay đầu tu đối với doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Thông qua quá trình đầu tu, mở rộng sản xuất làm cho doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, việc duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao cũng ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận của Chi nhánh vì cho vay trung, dài hạn mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh cao hơn. Thêm vào đó, thúc đẩy việc cho vay trung, dài hạn về lâu dài sẽ gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng; đồng thời cũng góp phần tăng truởng du nợ cho vay ngắn hạn vì DN mở rộng sản xuất sẽ phát sinh nhu cầu về vốn luu động tăng thêm.

Thứ ba, khả năng tiếp cận, tư vấn đối với các khách hàng doanh nghiệp FDI còn chưa phát triển. Các doanh nghiệp FDI đến đầu tư tại Bắc Ninh rất cần sự tư vấn của Ngân hàng liên quan đến các thủ tục vay vốn cũng như những vấn đề pháp lý, chính trị, xã hội và tình hình kinh tế tại địa phương... Tuy nhiên, dịch vụ này tại VietinBank Bắc Ninh còn chưa được đầu tư phát triển. Sự tư vấn cho các khách hàng đến giao dịch với VietinBank thường chỉ dừng ở mức hướng dẫn về các thủ tục ngân hàng mà thôi.

Thứ tư, các công cụ phòng ngừa rủi ro chưa hấp dẫn. Các doanh nghiệp FDI thường có nguồn vốn và nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ. Trước sự biến động của tình hình tỷ giá, lãi suất việc sử dụng công cụ bảo hộ rủi ro sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế thiệt hại xảy ra. Hiện tại, VietinBank Bắc Ninh cũng cung cấp các công cụ tài chính phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn (Forward), tương lai (Future), quyền chọn (Option), hoán đổi (Swap). Song, chỉ dừng lại ở các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong khi các doanh nghiệp còn rất quan tâm đến các công cụ phòng ngừa các rủi ro khác như lãi suất, kỳ hạn.

Thứ năm, về chính sách khách hàng. Hiện tại, VietinBank Bắc Ninh chưa có chính sách khách hàng và cơ sở phân loại khách hàng cụ thể để thực thi chính sách đó. Do đó, việc tiếp cận khách hàng không được đồng bộ và thống nhất. VietinBank Bắc Ninh chưa xây dựng chính thức hệ thống tiếp thị sản phẩm, phát triển sản phẩm, chưa chủ động trong công tác tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, vẫn tồn tại tâm lý chờ khách hàng tìm đến giao dịch. Các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam, do truyền thống dân tộc nên thường thiết lập quan hệ với các chi nhánh Ngân hàng của nước họ đặt tại Việt Nam, chẳng hạn: Doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn ShinhanBank, doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến HSBC hay doanh nghiệp Nhật Bản làm việc với Tokyo Mitsubishi UFJ. Trong điều kiện mở cửa dịch vụ tài chính, phạm vi hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ngày càng được mở rộng thì sự cạnh

tranh càng tăng cao. Vị thế cạnh tranh của VietinBank Bắc Ninh trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng bị đe dọa.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng

+ Chính sách thu hút và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp FDI của VietinBank Bắc Ninh chưa thực sự hấp dẫn và hiệu quả.

+ Các sản phẩm dịch vụ còn chưa đa đạng là cản trở đối với doanh nghiệp

FDI đến giao dịch với VietinBank Bắc Ninh. Mặc dù Vietinbank đã có những sản phẩm riêng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp FDI như: Sản phẩm

cho các doanh nghiệp vệ tinh của Sam Sung, sản phẩm áp dụng cho các doanh nghiệp vệ tinh của Sam Sung, sản phẩm cho vay VLĐ, cho vay dự án đầu tư, cho vay VNĐ tham chiếu lãi suất USD đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu... Tuy nhiên các sản phẩm trên chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp FDI, một phần do chính sách sản phẩm chưa linh hoạt, một phần do tỷ giá USD còn khá cao và có sự biến động tương đối lớn trong khi các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro tại VietinBank Bắc Ninh chưa thực sự hấp dẫn.

+ VietinBank Bắc Ninh chưa đẩy mạnh công tác Marketing đối với các hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI, hiện vẫn đang trong giai đoạn tìm biện pháp để lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng mới. Các thông tin thu thập về thị trường, về khách hàng FDI còn thiếu và chưa thường xuyên. Việc thu thập thông tin khách hàng hiện nay của Chi nhánh vẫn do các cán bộ quan hệ khách hàng đảm nhiệm cùng với việc thẩm định khoản vay. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp, các cán bộ quan hệ khách hàng vẫn đi thu thập thông tin từ các ngân hàng khác, các đối tác khác mà đôi khi là không thể thu thập được vì họ giữ bí mật về khách hàng. Điều này ít nhiều

sản phẩm, dịch vụ của VietinBank Bắc Ninh chưa được thực hiện một cách hiệu quả. VietinBank Bắc Ninh chưa thực sự chủ động trong việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường trong khi đó, hiện nay có rất nhiều ngân hàng thương mại cũng như các công ty tài chính cá nhân đang rất chú trọng phát triển loại hình cho vay vốn này. Đây là một trong những nhược điểm mà chi nhánh cần khắc phục trong thời gian tới để hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI được phát triển mạnh mẽ xứng tầm với quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung cũng như VietinBank Bắc Ninh nói riêng.

+ Trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cũng như phong cách giao tiếp của cán bộ, nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Kỹ năng thẩm định, đặc biệt trong cho vay các dự án còn chưa toàn diện khiến việc đánh giá dòng tiền, khả năng trả nợ khi ra quyết định cho vay gặp khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh Bắc Ninh ngày càng được trẻ hóa. Do tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, nên kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm quản lý và kỹ năng phong cách trong giao tiếp, giao dịch với khách hàng còn chưa thực sự tốt. Dan đến việc hạn chế trong việc tư vấn về thủ tục ngân hàng cũng như những vấn đề pháp lý khác với doanh nghiệp FDI.

+ Khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng về mỗi khoản vay còn gặp nhiều khó khăn, thông tin thu thập được còn hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đánh giá về khoản vay của cán bộ tín dụng.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Một số doanh nghiệp FDI hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Khách hàng kinh doanh nhận định thị trường sai, đưa ra các quyết định kinh doanh sai lầm, hoặc tồn kho lớn nhưng không có đối tác đầu ra để cung cấp dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, không đủ khả năng trả nợ ngân hàng.

+ Tỷ lệ tài sản bảo đảm đảm bảo cho khoản vay của một số doanh nghiệp FDI còn thấp

+ Năng lực trình độ quản lý của một số doanh nghiệp FDI còn hạn chế.

- Các nguyên nhân khác:

+ Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nhất là sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài vốn có thế mạnh trong thu hút các doanh nghiệp FDI.

+ Pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật về ngân hàng nói riêng còn chưa hoàn thiện, do vậy với các ngân hàng thương mại, rủi ro lớn nhất của dịch vụ cho vay doanh nghiệp FDI không phải là những vấn đề thuộc về sản phẩm này, mà chính là khung pháp lý để hoạt động kinh doanh này có thể tồn tại và phát triển xứng tầm với vai trò của nó trong xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh (Vietinbank Bắc Ninh) và cũng đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại VietinBank - Chi nhánh Bắc Ninh thời gian qua. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật lên những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- CHI NHÁNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w