2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ thuộc bên tài sản nợ của bất kỳ một NHTM nào. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo NHTM có thể mở rộng hoạt động cho vay. Do vậy, NHTM nói chung và VietinBank Hà Nam nói riêng phải tìm mọi cách để huy động các nguồn vốn từ dân cu và các TCKT rồi tập trung thành những món lớn đem đầu tu trở lại nền kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng.
Trong những năm qua, nhận thức đuợc tầm quan trọng đó, VietinBank Hà Nam luôn quan tâm đúng mức và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, bên cạnh đó Chi nhánh còn nhận vốn ủy thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và vốn điều chuyển từ Chi nhánh ngân hàng cấp trên.
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của VietinBank Hà Nam giai đoạn 2018- 2020
16%/năm. Năm 2019, Chi nhánh có tổng vốn huy động là 4.762 tỷ, tăng truởng 17% so với cùng kỳ năm 2018 tuơng đuơng 17%, đến năm 2020, do ảnh huởng của dịch Covid 19, dân cu và các TCKT có xu huớng đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, hạn chế đi vay, tăng cuờng tiết kiệm, tổng vốn huy động của CN đạt
5.743 tỷ, tăng 17% so với 31/12/2019.
về phân loại vốn huy động theo loại tiền, nguồn vốn từ VND chiếm tỷ trọng lớn, trên 95% tổng vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ có xu huớng tăng nhẹ qua các năm, năm 2018 là 1,7% (tuơng đuơng 70 tỷ), năm 2019 là 2.8% (tuơng đuơng 134 tỷ) và tăng vào năm 2020 (3,3% tổng nguồn vốn huy động).
về phân loại vốn huy động theo kỳ hạn, tập trung chủ yếu vào tiền gửi VND có kỳ hạn duới 12 tháng và từ 12- 24 tháng. Năm 2018, tỷ trọng tiền gửi CKH duới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn VHĐ, chiếm 56%, tuy nhiên sang năm 2019, tốc độ tăng truởng của hình thức huy động này là 2%, tại thời điểm cùng kỳ năm 2020, tốc độ tăng truởng vuợt 10%, tuơng đuơng 2,637 tỷ đồng
Tiền gửi CKH trên 24 tháng có xu huớng giảm trong giai đoạn 2018-2020 từ 31 tỷ xuống 25 tỷ, tuơng đuơng giảm 16%, nguyên nhân là do tâm lý của KH trong tình hình nền kinh tế bị ảnh huởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid 19, KH có xu huớng gửi tiền ở kỳ hạn thấp để linh hoạt trong tình huống cần vốn gấp. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn liên tục có sự biến động qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động của mình. Huy động vốn sẽ là cơ sở cho các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Còn việc sử dụng vốn sẽ quyết định lợi nhuận, cũng nhu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động của mình.
VietinBank Hà Nam với thành tích 13 năm liền đạt danh hiệu đơn vị xuất
sắc có KQKD vượt trội, đóng góp vào thành công này chính là hoạt động tín dụng được nâng cao, không chỉ tăng trưởng quy mô, số lượng KH mà còn kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu ở tỷ lệ an toàn
Bảng 2.2. Kết quả tín dụng của VietinBank Hà Nam giai đoạn 2018-2020
9 5 7 6 2 % Ngoại tệ 4 2 74 49 32 %76 -25 -51% II. Kỳ hạn Ngắn hạn 2,12 8 72,32 8 2,32 9 19 9% 1 % 0 Trung dài hạn 1,75 3 21,92 8 2,10 9 16 %10 186 % 9
Hà Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về quy mô dư nợ là 4% so với cùng kỳ năm 2019 tuy nhiên chỉ đạt 4.436 tỷ đồng. Kết quả này là do những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 có những sự phát triển không ổn định. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì năm 2020 GDP Việt Nam đạt mức thấp hơn so với kế hoạch, bên cạnh đó trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những cuộc khủng hoảng nợ xấu, khiến các ngân hàng lao đao, trong đó nợ xấu
của VietinBank thấp hơn nhiều so với các NHTM CP khác nhưng xét về giá trị thì lại tương đối lớn do VietinBank có khối lượng khách hàng và dư nợ cho vay lớn. Chính vì lẽ đó VietinBank Hà Nam được sự chỉ đạo phải làm sao cơ cấu lại các khoản nợ xấu, thắt chặt và quản lý các khoản mục cho vay hơn nữa. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp của chi nhánh có phần nào giảm xuống trong các năm qua.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng vốn phân theo loại tiền
(đơn vị: tỷ đồng)
■ Nội tệ ■ Ngoại tệ
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank Hà Nam giai đoạn 2018-2020)
Tỷ trọng dư nợ cho vay bằng nội tệ qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể năm 2019 là 4.175 tỷ đồng tương đương 98% tổng dư nợ, năm 2020 là 4.387 tỷ chiếm 98.9% tổng dư nợ. Nguyên nhân do đối tượng khách hàng cho
vay là các doanh nghiệp Việt Nam, do đó lượng dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng khá cao ở hầu hết các NHTM hiện nay trong đó có VietinBank Hà Nam..
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Trải qua nhiều sự biến động của nền kinh tế, VietinBank Hà Nam luôn nhận được định hướng sáng suốt của Ban lãnh đạo để giữ vững đà tăng trưởng của HĐKD, bên cạnh đó còn từng bước mở rộng đối tượng KH, phát triển tối đa các tiện ích của SPDV, nâng sức cạnh tranh của VietinBank trên thị trường, điều đó thể hiện qua kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2018-2020 như sau:
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của VietinBank Hà Nam 2018-2020
(đơn vị :tỷ đồng)
Năm 2020, tổng thu nhập và tổng chi phí đều có xu huớng tăng so với năm 2019 và năm 2018, so với năm 2019 chi phí tăng 6%, thu nhập tăng trên 13% nên chênh lệch thu - chi nội bảng năm 2020 đạt: 147 tỷ. Các nguồn thu khác của VietinBank Hà Nam tiếp tục tăng truởng đều và mạnh mẽ trong giai đoạn 2019-2020 (trừ thu khác, tuy nhiên nguồn thu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu của chi nhánh).
Trong bối cảnh thị truờng diễn biến phức tạp nhung lợi nhuận VietinBank Hà Nam tăng truởng đều qua các năm đã một lần nữa cho thấy sự đúng đắn trong hoạch định kế hoạch kinh doanh bám sát tình hình thị truờng cũng nhu định huớng “Chiến luợc cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, huớng tới thị truờng và khách hàng” của VietinBank Hà Nam . Tất cả những kết quả trên đã khẳng định tính đúng đắn trong chính sách cũng nhu hoạt động của VietinBank Hà Nam trong những năm qua và cũng thể hiện một tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngân hàng trong thời gian tới..