Kết quả nghiên cứu
4.2.11. Nhãn áp cao
Nhãn áp có thể tăng ngay sau chấn thơng , sau một thời gian. Có bệnh nhân lúc vào viện nhãn áp hạ do chấn thơng gây ức chế sự bài tiết thuỷ dịch của thể mi, sau đó nhãn áp tăng trở lại. Tăng nhãn áp sau chấn thơng đụng dập do nhiều nguyên nhân. Tỷ lệ gặp tăng nhãn áp trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 45,56%. Có 3 tổn thơng chúng tôi gặp nhiều nhát ở các mắt tăng nhãn áp là:
- Xuấthuyết tiền phòng: 158/246 mắt (64,22%) - Xuất huyết dịch kính: 118/246 mắt (47,96%) - Sa lệch thể thuỷ tinh: 121/246 mắt (49,18%)
Bảng 4.15. Tỷ lệ tăng nhãn áp của các tác giả
Tác giả Tỷ lệ % Arnaud. B (1982) [40] 36,4 Bron A. (1989) [43] 15,3 Trần Thị Phơng Thu (2001) [17] 45 Nguyễn Phớc Hải (2003) [10] 25,3 Vũ Kỳ Mạnh (2008) 45,56
Tỷ lệ tăng nhãn áp trong nghiên cứu của chúng tôi (45,56%) cao hơn so với các tác giả, có thể giải thích do các đối tợng nghiên cứu khác nhau, thời gian đến viện sau chấn thơng, phối hợp nhiều nguyên nhân tăng nhãn áp trên một mắt bị tổn thơng có thể cho những kết quả khác nhau. Tăng nhãn sau chấn thơng đụng dập là dấu hiệu thờng gặp. Tăng nhãn áp có thể xuất hiện sớm đặc biệt các tổn thơng phần trớc nhãn cầu (xuất huyết tiền phòng, sa lệch thể thuỷ tinh). Cũng có thể xuất hiện muộn hơn ở những mắt có tổn thơng phần sau nhãn cầu hay tổn thơng góc tiền phòng.
Trong 246 mắt tăng nhãn áp trong nghiên cứu của chúng tôi có 40,65% (100 mắt) đợc điều trị nội khoa, 59,53% (146 mắt) đợc can thiệp phẫu thuật gồm: trích màu tiền phòng (15,04%), cắt bè củng giác mạc (15,54%), cắt bè phối hợp với các phẫu thuật khác (28,45%),1 mắt (0,41%) lạnh đông thể mi.
Nhìn chung sau điều trị nhãn áp điều chỉnh về bình thờng với tỷ lệ cao. Theo dõi thờng xuyên sau ra viện và lâu dài những bệnh nhân này là cần thiết, để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng.