6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Thang đo các thành phần phụ thuộc
Bảng 2.2. Bảng thang đo các thành phần phụ thuộc
Biễn tiềm ẩn Mã biến Biến quan sát
Cam kết thƣơng hiệu của nhân
viên (EBC)
EBC1 Là một nơi tuyệt vời để làm việc
EBC2 Là một phần của thƣơng hiệu KS
EBC3 Là thƣơng hiệu KS tốt nhất có thể trong số các
thƣơng hiệu có thể lựa chọn để làm việc
EBC4 Thật khó để từ bỏ ý định làm việc cho thƣơng
hiệu KS
EBC5 Thật sự rất vui khi chọn làm việc cho thƣơng hiệu
KS
EBC6 Tìm đƣợc những gì tìm kiếm trong cuộc sống
EBC7 Sẽ chấp nhận hầu hết bất kì loại công việc để tiếp
tục làm việc cho thƣơng hiệu KS
EBC8 Sẵn sàng nỗ lực để đƣa ra ý tƣởng tuyệt vời để
giúp cho thƣơng hiệu KS thành công
EBC9 Thực sự quan tâm đến thƣơng hiệu KS
2.4. QUY MÔ MẪU
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phƣơng pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) đƣợc trích bởi MacClall (1999) cho rằng số lƣợng mẫu cần ít nhất gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần. Nghiên cứu đƣợc thực hiện với 39 biến quan sát (39 biến quan sát x 5 = 195 mẫu) thì kích thƣớc mẫu phải ít
nhất là 195. Để đảm bảo đạt số lƣơng 195, nghiên cứu thực hiện với kích thƣớc mẫu khoảng 300 nhân viên.
2.5. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
Lựa chọn thang đo cơ bản:
Thang đo biểu danh: dùng để xác định thông tin cá nhân của đối tƣợng nghiên cứu.
Thang đo khoảng: biết đƣợc cảm nhận về các yếu tố ảnh hƣởng đến
cam kết thƣơng hiệu của đối tƣợng đƣợc điều tra.
Sử dụng kĩ thuật thang đo không so sánh: với thang điểm Likert, đối tƣợng đƣợc điều tra biểu thị một mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các đề nghị của một dãy các khoản mục liên quan. Các khoản mục đƣợc thiết kế đo lƣờng trên thang đo Likert 5 hạng trả lời với 1 là “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn đồng ý”.
Với mục tiêu cung cấp các số liệu, thông tin cụ thể, chính xác cho bƣớc xử lý, phân tích dữ liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo cơ hội tiếp cận thực tế, bài nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp điều tra trực tiếp với công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi tự thiết kế.
Trƣớc khi thực hiện nghiên cứu chính thức thì bảng câu hỏi phác thảo đƣợc tiến hành kiểm tra trƣớc bằng cách thử trên một mẫu nhỏ gồm 50 nhân viên bất kì tại các khách sạn, resort để đánh giá xem ngƣời đƣợc phỏng vấn có hiểu và trả lời đƣợc không, có nhập nhằng giữa các khái niệm hay không, các câu hỏi còn chƣa rõ ràng, mập mờ,… Dữ liệu thu thập đƣợc tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và bảng câu hỏi.
Phần I của bảng câu hỏi là phần đƣợc thiết kế nhằm thu thập thông tin về cảm nhận của nhân viên về các yếu tố ảnh hƣởng đến cam kết gắn bó với thƣơng hiệu của nhân viên và mức độ cam kết gắn bó của nhân viên với thƣơng hiệu.
Phần II của bảng câu hỏi là một số thông tin cá nhân dùng để phân loại các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.
Các câu hỏi đƣợc đánh giá theo thang đo Likert với năm mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Đồng ý một phần, (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.3. Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo
STT Khái niệm Số biến
quan sát Thang đo
Phần I: Cảm nhận của nhân viên
1 Kiến thức thƣơng hiệu của nhân viên 9 Likert 5 mức độ
2
Thƣơng hiệu nhà tuyển dụng trong điều kiện cạnh tranh của ngành theo nhận thức của nhân viên
3 Likert 5 mức độ
3 Thƣơng hiệu khách hàng theo nhận thức
của nhân viên 4 Likert 5 mức độ
4 Thƣơng hiệu nhà tuyển dụng theo trải
nghiệm của nhân viên 14 Likert 5 mức độ
5 Cam kết thƣơng hiệu của nhân viên 9 Likert 5 mức độ
Phần II: Thông tin cá nhân
13.1 Giới tính 2 Biểu danh
13.2 Độ tuổi 4 Khoảng
13.3 Trình độ học vấn 3 Biểu danh
13.4 Thời gian làm việc 3 Khoảng
13.5 Vị trí công việc 2 Biểu danh