cho đầu tư phát triển, không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm tổ chức thực hiện cho vay đầu tư theo định hướng và chỉ đạo của Chính phủ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàngPhát triển Phát triển
Hoạt động đầu tư tín dụng luôn diễn ra trong môi trường biến động và hiệu quả của TDĐT chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố cụ thể khác nhau, từ đó làm tăng hay giảm hiệu quả TDĐT. Trong mục này, Luận văn sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đầu tư tại NHPT theo 02 nhóm: Nhóm nhân tố bên trong (thuộc về Ngân hàng Phát triển) và nhóm nhân tố bên ngoài do chủ đầu tư và môi trường hoạt động.
1.2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
Ngân hàng Phát triển (NHPT) là phát triển kinh tế bền vững với mục tiêu chính là phục vụ phát triển kinh tế. Vì vậy, NHPT phải tập trung mọi nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án của ngành hoặc vùng có khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế những vẫn phải đảm bảo nguyên tắc an toàn vốn, bảo toàn và phát triển vốn. NHPT phục vụ chính sách khuyến khích phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ và các mục tiêu ưu đãi thường làm cho tình hình tài chính của ngân hàng gặp khó khăn khi các nguồn ưu đãi giảm sút. Mặt khác, NHPT chỉ cho vay các đối tượng ưu đãi tương đối hẹp nên thường gặp khó khăn trong đa dạng hoá nhằm hạn chế rủi ro. Hơn nữa, các dự án, chương trình cho vay diễn ra tại các ngành, các vùng có điều kiện khó khăn nên mức độ rủi ro càng có xu hướng cao hơn.
Hai là, mô hình tổ chức bộ máy. NHPT là cơ quan quản lý và điều hành
nguồn vốn TDĐT, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả TDĐT. Việc xây dựng mô hình, tổ chức, bộ máy của NHPT phù hợp là nhân tố thúc đẩy tính hiệu quả TDĐT. Bên cạnh đó, hoạt động của NHPT có triển khai được thuận lợi và có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào quy trình nghiệp vụ và năng lực của cán bộ thực hiện nghiệp vụ. Vì vậy việc quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận sẽ giúp cho việc tác nghiệp, phối hợp được nhịp nhàng thuận lợi. Quy trình quản lý tín dụng được bố trí khoa học, rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định cho vay, giảm các yếu tố sai lệch thông tin và là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động của NHPT.
Ba là, chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực luôn đóng vài trò quan trọng quyết định sự thành/bại trong hoạt động của một tổ chức và NHPT không nằm ngoài quy luật chung đó và chất lượng nguồn nhân lực thể hiện tập trung nhất trong các khâu sau:
* Năng lực thẩm định của cán bộ NHPT là yếu tố quyết định đảm bảo hiệu quả của khoản vay và dự án đầu tư, nhất là những dự án đầu tư phức tạp. Nếu năng lực thẩm định cao sẽ loại trừ được sai lệch trong việc cung cấp thông tin của khách hàng cũng như khả năng sử dụng vốn vay của khách hàng. Năng lực
thẩm định của cán bộ NHPT thể hiện ở năng lực phân tích tài chính và xử lý các
thông tin tín dụng. Nếu thiếu khả năng này, tổn thất trong hoạt động tín dụng sẽ
không thể tránh khỏi, do đó hiệu quả TDĐT phát triển sẽ thấp.
* Năng lực giám sát tín dụng. Giám sát tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả của vốn TDĐT. Theo dõi sát sao và chặt chẽ việc giải ngân và sử dụng tiền vay là biện pháp quan trọng để đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, ngăn ngừa nợ quá hạn và nợ khó đòi.
Vì vậy, hình thành, tạo ra một đội ngũ cán bộ chất lượng, ngân hàng cần trú trọng ngay từ khâu tuyển dụng và đào tạo đội ngũ. Ngoài ra việc nâng cấp trình độ nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng cho đội ngũ nhân viên cũng là việc nên làm định kỳ và liên tục, trang bị cho nhân viên không chỉ về nghiệp vụ mà còn cả các tri thức xã hội và kỹ năng khác, nhất là khả năng tư vấn cho khách hàng một cách thuyết phục; Và để khuyến khích cho đội ngũ cán bộ làm được tốt điều đó, ngân hàng cũng cần có những cơ chế thưởng, tuyên dương hợp lý với những cá nhân, nhóm, phòng, chi nhánh có những thành tựu xuất sắc trong hoạt động chuyên môn.
1.2.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
Thứ nhất, môi trường pháp luật, các quy định pháp luật và cơ chế, chính sách của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả TDĐT của NHPT bởi NHPT là tổ chức có nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động là hỗ trợ về vốn cho các đối tượng ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Nhà nước hỗ trợ cho hoạt động TDĐT phát triển thông qua việc cung cấp các nguồn vốn ưu đãi, cấp bù lãi
Cơ chế, chính sách của Nhà nước về TDĐT là nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác động hiệu quả TDĐT. Trong trường hợp Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với tình hình KT-XH của đất nước và phù hợp với nguyện vọng của các doanh nghiệp thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ và trực tiếp đến hiệu quả TDĐT. Trường hợp ngược lại sẽ hạn chế đến hiệu quả TDĐT.
Ngoài ra, các quy định về luật pháp liên quan đến các đối tượng khác như chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan cũng có ảnh hưởng đến hoạt động nói chung và hiệu quả TDĐT của NHP.
Thứ hai, môi trường kinh tế. Hoạt động TDĐT diễn ra trong thời gian dài nên một nền kinh tế khỏe mạnh, phát triển nhanh có sự ổn định về giá cả, kiểm soát được lạm phát là một thuận lợi lớn cho hoạt động TDĐT ít bị phát sinh chi phí, đạt hiệu quả. Khoi môi trường kinh tế không thuận lợi, nền kinh tế lao dốc, lạm phát kéo dài, phát sinh chi phí, lãi suất cho vay tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả TDĐT.
Thứ ba, môi trường văn hóa-xã hội. Môi trường văn hóa- xã hội phản ánh trình độ dân trí của xã hội đó. Trình độ dân trí cao, môi trường văn hóa xã hội lành mạnh là mảnh đất tốt để phát triển các hoạt động ngân hàng, trong đó có TDĐT và ngược lại, phong tục, tập quán lạc hậu, lối sống thiếu lành mạnh, dân trí thấp là rào cản không nhỏ đến hiệu quả TDĐT và hoạt động khác của ngân hàng.
Thứ tư, năng lực của chủ đầu tư và các dự án, chương trình do ngân hàng tài trợ. Năng lực của chủ đầu tư thể hiện qua lựa chọn, xác định cơ hội đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác kết quả đầu tư. Khi chủ đầu tư lựa chọn dự án không phù hợp với khả năng hay năng lực quản trị, điều hành hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của dự án dẫn đến tình trạng đầu tư chậm trễ, kéo dài gây thất thoát, lãng phí vốn và hiệu quả hoạt động không cao, khó thu hồi vốn.
của các dự án, chương trình kinh tế- xã hội do ngân hàng tài trợ. Khi dự án đầu tư đạt hiệu quả, phù hợp giữa mục tiêu của ngân hàng tài trợ và dự án, thu nợ được gốc và lãi đúng hạn và mang lại hiệu quả KT-XH như mong đợi. Tuy nhiên, do các dự án phát triển thường nhằm tới hai mục tiêu là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội nên rất khó đạt được tối đa hoá lợi nhuận khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, một số dự án NHPT tài trợ là do Chính phủ chỉ định cho vay đã làm giảm khả năng lựa chọn và quyết định của NHPT [8], [13].