Nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU Tư TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIEN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 94 - 97)

tế khảo sát điều tra khác hàng vay vốn TDĐT tại VDB cho thấy, nhìn chung khách hàng đánh giá cao về đội ngũ cán bộ tín dụng của VDB trong kết quả phản hồi theo phiếu điều tra, mức điểm bình quân thấp là 3.12 điểm và điểm bình quân cao nhất là 3.37 điểm. Tuy nhiên, vấn còn có sự không hài lòng, thậm chí rất không hài lòng của khách hàng đối với cán bộ VDB, đây là điều khó tránh nhưng cần xem xét nghiêm túc để khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả TDĐT và hình ảnh của VDB.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đặt ra của công việc trong thời gian tới, bên cạnh quy định về chính sách và quy trình quản trị nhân sự trong thời gian qua, ban lãnh đạo VDB cần tiếp tục xây dựng chính sách ưu tiên trong tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ vào làm việc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có học vị, tốt nghiệp các chuyên ngành có yêu cầu phù hợp với công việc để bố trí vào các lĩnh vực công tác của ngành. Đồng thời triển khai các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về ngân hàng.

Để tránh nguy cơ tụt hậu chất lượng nguồn nhân lực, công tác đào tạo, đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực là điều cần thiết. Kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các tổ chức Ngân hàng cho thấy, cần phải chia ra các cấp đào tạo, bồi dưỡng khác nhau theo một quy trình chuẩn, chuyên môn hóa từ thấp tới cao gắn với từng quá trình phát triển đối với từng nhóm chức danh chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ các đơn vị trong hệ thống.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới trong thời gian tới, cần chú ý những vấn đề sau:

Cần tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ hiện tại một cách quy mô rộng rãi trong toàn hệ thống. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực dài hạn của từng đơn vị cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm, từng thời kỳ cho sát với tình

hình thực tế. Nên chú trọng mời các giảng viên có chất lượng của các tổ chức để đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn với các kỹ năng, phương pháp trong quản lý, phong cách điều hành, tác nghiệp, truyền đạt công việc.

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng chức danh trên từng lĩnh vực công tác, để có thể làm được ở các lĩnh vực quan trọng (cán bộ thẩm định dự án, phân tích tín dụng ...) cần phải có sự kiểm tra, đánh giá để xác nhận đúng vị trí công việc mà mỗi cán bộ đảm nhận.

Lão đạo Ngân hàng cũng phát động phong trào thi đua trong học tập, nghiên cứu thông qua nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ, tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn hữu ích thu hút cán bộ tham gia học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác.

Mỗi cán bộ viên chức cần tự nhận thức và tự giác trong việc cập nhật văn bản, chế độ mới có liên quan đến công việc mình đảm nhận hàng ngày, góp phần thiết thực xây dựng Ngân hàng bằng bằng những việc làm cụ thể từ chính năng lực của mỗi cá nhân.

Nghiên cứu sửa đổi quy chế tiền lương trong hệ thống, quy chế trả tiền lương nội bộ cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ nhằm thu hút nhân tài và giữ được cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm yên tâm ở lại công tác. Lãnh đạo cần quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các loại hình đào tạo khác nhau.

Xây dựng cơ chế đào tạo bắt buộc đối với cán bộ trước khi vào công tác tại đơn vị. Với các cán bộ được đào tạo chuyên ngành đào tạo không và chưa phù hợp với các nghiệp vụ của hệ thống VDB thì trong thời gian tới, phải có kế hoạch để được đào tạo, hoặc tham gia các khóa học bồi dưỡng về nghiệp vụ ngân hàng do hệ thống hoặc các cơ sở đào tạo tổ chức.

khoa học ứng dụng vào nghiệp vụ trong hệ thống, nhất là xây dựng các chương trình phần mềm công nghệ thông tin để áp dụng vào các khâu trong quá trình quản lý nghiệp vụ. Hệ thống lựa chọn một số cán bộ có trình độ, khả năng tiếp thu và truyền đạt để tham dự các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước, để hình thành một đội ngũ báo cáo viên trong hệ thống có trách nhiệm truyền đạt, hướng dẫn, giới thiệu lại những kiến thức, nội dung được đào tạo và tập huấn.

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ mới, kỹ năng của con người là nhân tố không thể thiếu đối với hoạt động của mỗi tổ chức, đơn vị, nhất là đối với hoạt động ngân hàng nói chung và của VDB nói riêng. Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân trong hệ thống VDB phải có nhận thức, biện pháp, chính sách thiết thực, hiệu quả để thu hút và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần xác định rõ và phù hợp về nội dung và trình độ của người thuyết trình cho từng đối tượng theo vị trí việc làm, tránh hình thức, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU Tư TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIEN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w