KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ NÂNG CAO

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU Tư TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIEN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 - 91)

CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển

1.3.1.1. Ngân hàng phát triển Nga

NHPT Nga (RDB) được thành lập năm 1999. Mục tiêu hoạt động chủ yếu của nó là tài trợ các dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế. 100% cố phần của RDB thuộc sở hữu Chính phủ Nga. Vốn điều lệ 4,66 tỉ Rúp. RDB có thứ hạng TDĐT cao nhất trong số các ngân hàng Nga, được các tổ chức xếp hạng, đánh giá như Standard & poor’s (BBB+, dự báo “ổn định”/A-2) và Moody’s Investors Service (Baa2, dự báo “ổn định”).

Theo Luật liên bang số 82 ngày 17/5/2007 “Về Ngân hàng phát triển” 100% cổ phần của RDB sẽ chuyển vào vốn điều lệ của tập đoàn nhà nước “Ngân hàng phát triển và kinh tế đối ngoại” Vnesheconombank. Vnesheconombank hoạt động với mục tiêu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nga, thúc đẩy hoạt động đầu tư thông qua việc thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh tế đối ngoại, bảo hiểm, tư vấn và các hoạt động khác được quy định trong luật, nhằm thực hiện các dự án trong nước và nước ngoài, trong đó có sự tham gia của vốn nước ngoài. Các dự án này hướng vào

sự phát triển kết cấu hạ tầng, ứng dụng mới, phát triển các khu kinh tế đặc biệt, bảo vệ môi trường, hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để đạt được các mục tiêu này, Vnesheconombank có các chức năng chủ yếu sau:

- Tài trợ các dự án đầu tư phát triển kế cấu hạ tầng và thực hiện các dự án ứng dụng mới thông qua hình thức cấp tín dụng hoặc tham gia góp vốn với

các tổ chức thương mại.

- Phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác phù hợp với pháp luật Liên bang Nga; Tổ chức và thực hiện vay nợ, trong đó có việc huy động trên thị trường tài chính; Mua cổ phần, góp vốn với các tổ chức kinh tế, cũng như các quỹ đầu tư; Thực hiện bảo lãnh cho các pháp nhân (ngoại trừ thể nhân) - Mua ở bên thứ 3 các quyền đòi nợ dưới hình thức tiền tệ và phát hành

giấy tờ có giá được bảo đảm bằng các quyền nêu trên.

- Thực hiện bảo hiểm các khoản tín dụng xuất khẩu (TDXK) để phòng tránh rủi ro thương mại và rủi ro chính trị theo diện quy định của pháp luật Nga. - Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu liên bang và các chương

trình đầu tư của nhà nước, các dự án bao gồm các dự án kinh tế đối ngoại, trong

đó có việc hỗ trợ của nhà nước dối với xuất khẩu sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ)

theo quy định của các luật pháp liên bang và các quy phạm pháp luật khác. - Tham gia thực hiện các dự án đầu tư có ý nghĩa quốc gia và được thực

hiện trong điều kiện hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân cũng như các dự án xây

dựng kết cấu hạ tầng và các công trình quan trọng khác phục vụ cho các khu vực

bảo lãnh ngân hàng khi có sự tham gia của các doanh nghiệp Nga vào các phiên đấu thầu quốc tế và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã được kí kết.

- Tham gia hỗ trợ tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hoạt động tài trợ của các tổ chức tín dụng và các pháp nhân thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mô hình hoạt động của Vnesheconombank được quy định trong Bản ghi nhớ về chính sách tài chính của Tập đoàn nhà nước Vnesheconombank, được Chính phủ Nga phê chuẩn ngày 27/7/2007. Bản ghi nhớ xác định các phương hướng và chỉ tiêu hoạt động đầu tư và tài chính chủ yếu của Tập đoàn, trong đó có các hạn chế định lượng và định tính nhằm bảo đảm sự bền vững tài chính chủ yếu của Tập đoàn. Bản ghi nhớ cũng xác định các điều kiện cơ bản, thủ tục và thời hạn cho vay, cấp bảo lãnh, tham gia góp vốn, bảo hiểm xuất khẩu và các giới hạn trong hoạt động vay nợ. Chẳng hạn, các dự án đầu tư phải có thời gian hoàn vốn trên 5 năm, tổng vốn đầu tư trên 2 tỉ Rúp, tương đương gần 80 triệu USD.

Hoạt động ngân hàng chủ yếu cho vay trung và dài hạn (trên 3 năm) đối với các dự án đầu tư. Tỉ lệ cho vay trung và dài hạn không được dưới 80% tổng dư nợ. Ngân hàng cho vay, bảo lãnh và tài trợ trên cơ sở hoàn lại để thực hiện dự án đầu tư tối thiểu là 1tỉ Rúp, tương đương gần 40 triệu USD.

Tổng số dư bảo lãnh hỗ trợ xuất khẩu và bảo hiểm đối với một khách hàng hay một nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa với thời hạn trên 2 năm với giá trị không vượt quá 150 triệu Rúp, tương đương gần 6 triệu USD.

Hạn chế rủi ro luôn đwọc ngân hàng quan tâm và đã áp dụng các biện pháp chủ yếu về hạn mức như hạn mức rủi ro đối với một khách hàng hay một một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng; tổng hạn mức các rủi ro lớn không vượt quá 800% vốn tự có của ngân hàng.

1.3.1.2. Ngân hàng phát triển KAZAXHSTAN

Ngân hàng Phát triển Kazaxhstan (KDB) được thành lập ngày 25/4/2001 dưới hình thức 100% vốn Nhà nước có vốn điều lệ 30 tỉ Tenge, tương đương 250 triệu USD với nguồn hình thành từ ngân sách Trung ương và địa phương, cung cấp khoảng 25% các khoản TDĐT của Kazaxhstan. Lãi suất tài trợ bình quân gia quyền đối với các dự án đầu tư do KDB thực hiện vào ngày 1/1/2006 là 8.46%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các NHTM (bình quân 12.3%/năm). Thời hạn cho vay bình quân của các dự án đầu tư trên 10 năm.

Mục tiêu hoạt động chủ yếu của KDB là đa dạng hoá nền kinh tế và phát triển khu vực phi nguyên liệu thông qua việc cung cấp tínd dụng cho các dự án đầu tư, hướng đến thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ cao. Ngoài ra, KDB tích cực hỗ trợ các dự án mang tính “đột phá” phát triển các hệ thống giao thông, năng lượng của Kazaxhstan. Từ đầu năm 2007, tổng tài sản tăng 30%, đạt 231 tỉ Tenge (trên 1.8 tỉ USD) tại thời điểm 30/6/2007. Hiện nay, KDB thuộc nhóm 5 ngân hàng có vốn lớn nhất Kazaxhstan. Trong khi đó, vốn điều lệ không sử dụng cho các mục tiêu cho vay, còn thu nhập ròng được trích thành lập vốn dự trữ. Hiện nay, vốn tự có của KDB khoảng 721 triệu USD.

Vai trò của KDB như một định chế đầu tư hàng đầu của Kazaxhstan được khẳng định bởi khối lượng cho vay nền kinh tế không ngừng gia tăng. Một số dự án tài trợ của KDB được đánh giá là tốt nhất ở Châu Á, trong đó có dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khai thác thềm lục địa biển Cax-pi.

KDB đã được nhận danh hiệu “Ngân hàng phát triển năng động nhất trên thế giới” do Euro bình chọn vì những cống hiến xuất sắc- thành lập mới và hiện đại hoá các cơ sở sản xuất hiện có trong quá trình thực hiện 15 dự án với tổng số vốn đầu tư 209,6 triệu USD (Ngân hàng tham gia 80%). Từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng đã ưu tiên trong lựa chọn là các dự án sản xuất có giá trị gia tăng cao và có triển vọng xâm nhập các thị trường quốc tế. Nhưng vấn đề cơ bản lại

không phải là khối lượng mà là chất lượng tài trợ. KDB - một định chế tài chính duy nhất hiện nay ở Kazaxhstan thực hiện cho vay các dự án đầu tư dài hạn (đến 20 năm) với lãi suất thấp (bình quân 8-9%/năm). Trong đó, lãi suất thấp đạt được không phải vì hình thức gượng ép, hay dưới áp lực chính trị, mà bằng việc sử dụng đa dạng và hiệu quả các công cụ của thị trường.

Các chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao những nỗ lực của KDB. Sau khi thành lập được 1 năm, ngân hàng đã nhận được kết quả bảng xếp hạng ban đầu. Còn trong năm 2006, đồng thời cả 3 tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế đã nâng lên mức thứ hạng đầu tư như của cấp quốc gia- Cộng hoà Kazaxhstan (Baa/tích cực (Mood’s), BBB-/ổn định (S&P) và BBB-/ổn định (Fitch). Tóm lại, KDB hiện nay là một tổ chức tài chính duy nhất ở Cộng đồng các quốc gia độc lập có thứ hạng cao như vậy.

1.3.1.3. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Hoa (EXIMBANK Trung Hoa)

Kinh nghiệm từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Hoa (EXIMBANK Trung Hoa), một tổ chức tài trợ chính sách của nhà nước cho thấy, mặc dù là ngân hàng lớn đứng thứ 3 trên thế giới, với tổng tài sản lên đến 14.5 tỷ USD và đảm trách nhiệm vụ rất nặng nề là hỗ trợ xuất khẩu trong một nền kinh tế đông dân nhất thế giới, với một số lượng dự án khổng lồ, nhưng tổ chức của EXIMBANK Trung Hoa rất gọn nhẹ, thể hiện ít chi nhánh (chỉ có 6 chi nhánh) với lực lượng cán bộ khoảng 688 người.

Vì vậy, để triển khai hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, ngoài việc EXIMBANK Trung Hoa có đội ngũ cán bộ rất giỏi và sự nỗ lực cao, thì họ sử dụng ngoại lực khá hiệu quả, tiêu biểu như huy động vốn chỉ có 20 người tại Vụ kho quỹ EXIMBANK Trung Hoa đảm nhiệm. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ việc phát hành trái phiếu ra thị trường trong và ngoài nước, các chi nhánh EXIMBANK Trung Hoa chỉ giúp EXIMBANK Trung Hoa khai thác thị trường, giám sát tín dụng, cho vay và thu nợ, địa bàn nào không có chi

nhánh thì EXIMBANK Trung Hoa thực hiện uỷ thác cho các NHTM trên địa bàn cho vay và thu hồi nợ.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, các ngân hàng này có một chiến lược phát triển rõ ràng và có trọng tâm được chính phủ phê duyệt. Vốn điều lệ của các ngân hàng này tăng dần và lên tới hàng tỉ USD, nên cho phép họ tạo những cú hích và góp phần đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước nắm cổ phần kiểm soát của các NHPT, mục tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của NHPT, tăng tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP của các dự án do ngân hàng tài trợ. Các ngân hàng này có mối quan hệ ở tầm khu vực và quốc tế hiệu quả, có phương pháp tiếp cận đặc biệt đối với việc xây dựng các tiêu chí và hạn mức của ngân hàng.

Thứ hai, sự lựa chọn đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi phải phù hợp về với thông lệ quốc tế và với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ. Trong đó, chú ý học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc lựa chọn đối tượng, lĩnh vực được hưởng tín dụng Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế ngành càng sâu rộng như:

- Chú trọng phát triển cân đối nền kinh tế trong từng ngành, giữa các lĩnh vực và cân đối chung, tránh sự vi phạm các cam kết quốc tế về chống trợ cấp như

tăng sự hỗ trợ cho các ngành trước đây ở vào vị trí bất lợi, thực sự cần sự hỗ trợ;

- Thực hiện chuyển phương thức hỗ trợ theo ngành sang hỗ trợ theo chức năng, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong việc nhận hỗ trợ của Nhà nước, thúc đẩy việc tạo giá trị giá tăng trong hỗ trợ xuất khẩu;

- Chú trọng việc nghiên cứu áp dụng các hình thức tín dụng Nhà nước theo thông lệ quốc tế như TDĐT ra nước ngoài, tín dụng người mua.

Thứ ba, hoạt động tín dụng nhà nước sẽ thu hẹp dần hình thức hỗ trợ trực tiếp về lãi suất, mở rộng hỗ trợ gián tiếp, chuyển dần từ ưu đãi lãi suất

đảm thực hiện các cam kết hội nhập khu vực và quốc tế, vừa giảm căng thẳng nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ TDĐT phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên, tín dụng chính sách vẫn phải thể hiện mức lãi suất thấp ít nhất là bằng mức lãi suất cho vay cho khách hàng tốt nhất của các tổ chức tín dụng. Muốn làm được điều này mà không vi phạm các cam kết quốc tế, NHPT Việt Nam cần có sự cải tổ để tối thiểu hoá chi phí hoạt động, gia tăng mức độ hiệu quả và tính chuyên nghiệp, tăng tính chịu trách nhiệm trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng của nhà nước.

Để đạt mục tiêu trên, NHPT Việt Nam cần tiếp tục tổ chức như một NHPT chuyên nghiệp. Sử dụng các công ty tư vấn quốc tế để đánh giá khách quan về hiệu quả và hiệu suất hoạt động của mình. Dựa vào các kết quả tư vấn, tổ chức tài trợ chính sách này thiết kế lại cơ cấu tổ chức, quy trình công việc, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bộ máy gọn nhẹ nhưng hiệu quả. Ngoài ra, NHPT cần chú ý sử dụng ngoại lực cho hiệu quả. Ví dụ: Trong tương lai với đà phát triển của thị trường chứng khoán, sự ra đời và hoạt động ngày càng nhiều quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, hoạt động huy động vốn nên thu về một mối ở Ngân hàng trung ương hay chỉ tại các chi nhánh có điều kiện thuận lợi về huy động vốn. Quỹ có thể mở rộng việc vay vốn ngắn hạn, trung, dài hạn tại các NHTM trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính quốc tế như các Eximbank Thái Lan, Hàn Quốc. Như thế sẽ tạo điều kiện để toàn hệ thống NHPT tập trung sức lực vào việc tối thiểu hoá rủi ro trong tín dụng nhà nước.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động các nguồn vốn nhằm tạo động lực, sức hấp dẫn để khuyến khích, thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi, hay đang sử dụng kém hiệu quả, hay còn phân tán trong xã hội, bởi đây là một hướng đi mang tính chiến lược, vừa phù hợp với xu thế phát triển của mô hình hoạt động các tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước, vừa góp phần giải quyết

căn bản tình trạng chật vật nguồn vốn hiện nay

Tín dụng dù triển khai ở tổ chức nào cũng đều tuân thủ những nguyên tắc cốt lõi của nó; song với tư cách là một kênh hỗ trợ của nhà nước, TDĐT vẫn luôn có sự khác biệt nhất định, chính nó đã và đang làm nên đặc trưng, vai trò cơ bản của các tổ chức tài trợ phát triển, trong đó có các NHPT là điển hình. NHPT Việt Nam cũng không thoát ly thực tế chung ấy song dường như lại đang có sự khác biệt nhiều hơn so với sự khác biệt của NHPT ở các nước. Dù thế, trong bối cảnh của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu hơn với khu vực và thế giới, trước nỗ lực tái cơ cấu của cả nền kinh tế, những khoảng cách này đang và sẽ tiếp tục được điều chỉnh, phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường; nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động TDĐT của NHPT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đầu tư phát triển là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế cũng như trong toàn thể nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng tiềm lực kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng và là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn, cần có một loại hình tổ chức tài chính có khả năng thu hút và cung cấp các nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả. Vì vậy, NHPT đã ra đời với nhiệm vụ chính là góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU Tư TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIEN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w