Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" pot (Trang 56 - 69)

3. LN trước thuế 7.968 9.632 11

2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh

 Quan điểm tổng quát của Chi nhánh về rủi ro tín dụng

- Khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề /lĩnh vực có liên quan với nhau; 1 loại tiền tệ và tại 1 địa bàn.

- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

- Áp dụng hạn mức cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

 Hình thức: Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới các hình

thức

- Các quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành.

- Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. - Công văn, Thông báo do thành viên Ban điều hành ký.

 Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản

- Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng

+ Giới hạn tín dụng của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NH TMCP NT Việt Nam chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (1 năm). Tổng mức dư nợ tín dụng gồm: dư nợ cho vay,

số dư bảo lãnh và phần L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi.

+ Mục đích: áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của NH TMCP NT Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.

+ Ý nghĩa:

Thứ nhất, quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng.

Thứ hai, tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng. Thứ ba, mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng.

+ Thời hạn và thẩm quyền xác định giới hạn tín dụng

Việc xác định giới hạn tín dụng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm.

- Phân vùng đầu tư

Chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho khách hàng ngồi vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản. Việc phân bổ đầu tư được tiến hành trên cơ sở:

+ Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở + Năng lực của bản thân các chi nhánh

- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng

+ Giám đốc chi nhánh: được quyền chủ động quyết định cho vay, thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ. Đối với các khoản cho vay vượt ngồi phạm vi nói trên, chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xem xét.

Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tín dụng tối đa quy VNĐ đối với từng chi nhánh căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh.

- Các giới hạn khác

Tuỳ tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới, hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng, mặt hàng/lĩnh vực đầu tư.

2.2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất của bất kỳ ngân hàng nào, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao cho đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng ln coi trọng việc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên rủi ro tín dụng khơng thể khơng tồn tại trong q trình hoạt động của ngân hàng. Vậy các ngân hàng chỉ có thể đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra chứ khơng thể loại bỏ hẳn nó. Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long, chúng ta xem xét các chỉ tiêu sau:

Bảng 9: Tình hình Nợ quá hạn tại chi nhánh

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

Nợ quá hạn

Tổng dư nợ 2,34% 2,48% 2,67%

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng theo các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ. Năm 2005 nợ quá hạn là 16.603 triệu đồng với tỷ lệ là 2,34% thì đến thời điểm cuối năm 2006 là 2,48% tức là 25.220 triệu đồng. Năm 2007 con số này đã là 32.040 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn là 2,67%. (ở các ngân hàng thế giới tỷ lệ nợ quá hạn là 5% mới coi là báo động, còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động trong khoảng 8% -9% tổng dư nợ).

Xu hướng này tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát chủ động của Chi nhánh nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh đã xuất hiện nhiều biểu hiện xấu. Do vậy cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quả hơn và thắt chặt hơn.

Nguyên nhân của sự gia tăng nợ quá hạn nhanh chóng như vậy một phần là do nợ quá hạn phát sinh nhanh chóng trong năm nhưng một phần là do nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý thu hồi, đã được cơ cấu lại và chuyển sang năm sau. Có rất nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ đúng hạn, nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các đơn vị thuộc Tổng công ty cầu Thăng Long vay từ năm 2006 trở về trước. Họ có nhiều phương án để có thể có vốn trả nợ ngân hàng nhưng để có được khoản vốn đó thì chi phí cịn lớn hơn chi phí lãi phạt do đó họ đã chấp nhận chịu mức lãi suất phạt thay vì thực hiện phương án khác. Năm 2006 Chi nhánh đã thành lập ban xử lý nợ tồn đọng và tích cực đơn đốc trả nợ cũng như áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp nhưng trong năm vẫn thu hồi không được nhiều. Mặt khác từ năm 2005 Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định mới của Ngân Hàng Nhà Nước, trong đó

nợ quá hạn còn bao gồm cả những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Do vậy mà nợ quá hạn tăng rất nhanh trong các năm.

Bảng 10: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn 16.603 25.220 32.040 Ngắn hạn 11.530 18.675 18.481 Tỷ trọng 69,45% 74,05% 57,68% Trung hạn 3.027 3.783 6.943 Tỷ trọng 18,23% 15,00% 21,67% Dài hạn 2.046 2.762 6.616 Tỷ trọng 12,32% 10,95% 20,65%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong nợ quá hạn, trên 55%, đó là do nguồn huy động của Chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn. Năm 2006 tỷ lệ này là khá cao, lên tới 74,05%, đến năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 57,68% giảm cả về cả số tuyệt đối và tương đối.

Các khoản nợ quá hạn trong ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn. Điều này là do các khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạn thu nợ và trong tương lai mới bộc lộ rủi ro, và các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn nên các doanh nghiệp thường chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn, các khoản nợ này thường chỉ quá hạn tạm thời và khả năng thu hồi vốn cao. Trước đây, các khoản nợ quá hạn này tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, xuất khẩu gạo. Hiện nay, xu hướng này chuyển sang lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Bảng 11: Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn 16.603 25.220 32.040 1.NQH <180 ngày 12.538 17.964 24.475 Tỷ trọng 75,52% 71,23% 76,39% 2.NQH từ 180 đến dưới 360 ngày 2.593 4.814 4.277 Tỷ trọng 15,62% 19,09% 13,35% 3.NQH trên 360 ngày 1.472 2.442 3.288 Tỷ trọng 8,86% 9,68% 10,26%

Ta thấy rằng nợ quá hạn của chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long chủ yếu tập trung vào NQH dưới 180 ngày và từ 180 đến 360 ngày.

NQH <180 ngày: Năm 2005 là 12.538 triệu đồng, chiếm 75,52% tổng nợ

quá hạn. Năm 2006 là 17.964 triệu đồng chiếm 71,23%. Năm 2007 tăng lên là 24.475 triệu đồng, chiếm 76,39% tổng nợ q hạn. Đây ln là nhóm nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn những năm qua của Chi nhánh, nó tập trung chủ yếu ở nợ quá hạn của các DNNQD và một phần nhỏ thuộc các hộ sản xuất cá thể.

NQH từ 180 đến dưới 360 ngày: Nhóm nợ này chiếm tỷ trọng cao thứ 2

trong tổng nợ quá hạn theo thời gian. Năm 2005 là 2.593 triệu đồng, chiếm 15,62%. Sang đến năm 2006 là 19,09% tổng NQH, tương ứng là 4.814 triệu đồng. Nhưng sang đến năm 2007 tỷ trọng này giảm xuống là 13,35%, số tuyệt đối giảm xuống còn 4.277 triệu đồng.

Nhìn chung nợ quá hạn của chi nhánh đều nằm trong nhóm thứ nhất và thứ hai. Nguyên nhân là phần lớn từ môi trường khách quan tác động đến hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp như nhu cầu thị trường giảm, xuất khẩu giảm đã gây ảnh hưởng đáng kể tới khả năng trả nợ của khách hàng. Chi nhánh đã và đang khơng ngừng hồn thiện cơng tác sang lọc khách hàng để nhanh chóng thu hồi nợ. Tuy nhiên vẫn cịn tồn đọng lại 1 lượng nợ quá hạn chuyển thành nợ khó địi.

Cịn từ nhóm NQH trên 360 ngày thì chiếm tỷ trọng khơng đáng kể. Các khoản nợ của Chi nhánh đến thời điểm này đều có khả năng thu hồi, khơng có trường hợp nào mất khả năng thu hồi phải xố nợ. Để có được điều này, Chi nhánh đã có những bước đi táo bạo là thay vì chuyển nợ quá hạn, Chi nhánh đã gia hạn nợ và tiếp tục cho một số doanh nghiệp vay thêm để phục hồi sản

xuất và rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng làm ăn có lãi trở lại và trả nợ được cho ngân hàng.

Bảng12: Nợ quá hạn phân theo loại tiền

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn 16.603 25.220 32.040 NQH bằng VNĐ 12.148 19.669 25.584 Tỷ trọng 73,17% 77,99% 79,85% NQH bằng ngoại tệ quy đổi 4.455 5.551 6.456 Tỷ trọng 26,83% 22,01% 20,15%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Mức dư nợ ngoại tệ tăng từ năm 2005 đến 2007 trong khi nợ quá hạn bằng ngoại tệ lại có xu hướng giảm (từ 26.83% xuống 20.15%). Điều này chứng tỏ chất lượng của các khoản vay bằng ngoại tệ là khá tốt. Ngược lại, nợ quá hạn VNĐ lại tăng từ năm 2005 đến 2007, tăng từ 73.17% lên đến 79,85%. Năm 2007 cơ cấu dư nợ ngoại tệ/nội tệ của ngân hàng là 50,52/49,48 trong khi đó cơ cấu nợ quá hạn ngoại tệ/nội tệ là 20,15/79,85. Sở dĩ như vậy là do các khoản cho vay bằng ngoại tệ thường là các dự án lớn, có tính khả thi cao và nằm trong tầm chiến lược của Nhà nước vì vậy chất lượng của các khoản vay thường khá đảm bảo.

Bảng 13: Trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro

Đơn vị: triệu đồng

Năm Số DPRR trích lập Số sử dụng DPRR

2005 8.469 0

2007 17.381 0

Tổng cộng 38.654 0

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

“Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phịng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

+ Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo qui định tại điều 6 và điều 7 được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, qui định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

+ Dự phịng chung là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phịng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

Qua bảng trên ta thấy, việc phân loại nợ và trích lập dự phịng năm 2005, 2006 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam. Năm 2007 phân loại nợ và trích lập dự phịng theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN. Theo qui định này:

Điều 6:

1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị

Một phần của tài liệu Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" pot (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w