Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" pot (Trang 26 - 28)

f. Thanh lý hợp đồng tín dụng

1.2.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế

* Tác động rủi ro tín dụng đối với ngân hàng

- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng: Đối với mỗi ngân hàng, uy tín giữ vai trị quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Với hoạt động cơ bản là huy động vốn, các ngân hàng ln mong muốn tạo dựng uy tín để huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các cá nhân. Trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến khả năng không thu hồi được gốc và lãi, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng lên. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm sút uy tín của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh tốn của ngân hàng: Ngân hàng ln ln phải duy trì khả năng thanh tốn của mình trong mọi trường hợp. Bất cứ khi nào người gửi tiền đến rút khoản tiền mà họ gửi tại ngân hàng thì ngân hàng đều phải chi trả đầy đủ cả gốc và lãi. Với vai trò là trung gian huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân để cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động được khi xảy ra rủi ro tín dụng. Khi đó, ngân hàng bị tổn thất về nguồn vốn nhưng vẫn phải thanh toán đầy đủ cho các khoản nợ và khoản vay của ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Với mỗi ngân hàng, lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ rất lớn, từ 40-80% tổng lợi nhuận. Rủi ro tín dụng làm cho ngân hàng mất một phần lợi nhuận do không thu được lãi cho vay, đồng thời, ngân hàng phải bù đắp phần gốc vay khơng thu hồi được từ quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Điều này làm cho lợi nhuận của ngân hàng còn lại càng bị thấp.

- Rủi ro tín dụng có thể dẫn tới phá sản ngân hàng: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm uy tín, giảm khả năng thanh tốn, giảm lợi nhuận và hậu quả xấu nhất là dẫn đến phá sản ngân hàng.

* Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế

Ngân hàng - tài chính là lĩnh vực có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và cá nhân, hộ gia đình... Khi nền kinh tế càng phát triển thì ngân hàng càng giữ vai trị quan trọng. Rủi ro tín dụng gây ra những hậu quả xấu cho chính ngân hàng như: giảm khả năng thanh tốn, giảm uy tín, giảm lợi nhuận, đồng thời cũng gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế. Sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ kéo theo sự xáo trộn rất lớn đối với kinh tế, xã hội. Người gửi tiền bị mất vốn, có thể bị khánh kiệt; các doanh nghiệp khơng có vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ được... Như vậy hậu quả tất yếu là dẫn đến suy thối kinh tế. Rủi ro tín dụng khơng chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của một nước mà ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế khu vực và thế giới. Bởi vì hiện nay, quan hệ tín dụng khơng chỉ hạn chế trong phạm vi một nước mà cịn tồn tại quan hệ tín dụng tồn cầu, cho vay giữa các quốc gia với nhau. Do đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể tác động đến nền kinh tế của các nước trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" pot (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w