Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long

Một phần của tài liệu Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" pot (Trang 48 - 56)

3. LN trước thuế 7.968 9.632 11

2.2.1.2. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long

Năm 2007 là năm thứ tư liên tiếp NH TMCP NT Việt Nam thực hiện chủ trương “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng

tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ. Bên cạnh việc khống chế tổng mức dư nợ tối đa đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả, NH TMCP NT Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi các quy định về giới hạn tín dụng cho phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn. Các chi nhánh trong đó có Chi nhánh Thăng Long đã coi trọng lựa chọn danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, ln bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu, tăng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Mức dư nợ của Chi nhánh đến cuối năm 2007 đạt 1.200.000 triệu VNĐ vượt kế hoạch do NH TMCP NT Việt Nam giao.

a. Thực trạng tín dụng phân theo thời hạn

Bảng 3: Tín dụng phân theo thời hạn

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 465.877 674.847 807.960 Tỷ trọng 65,66% 66,36% 67,33% Trung hạn 93.800 132.000 162.000 Tỷ trọng 13.22% 12,98% 13,50% Dài hạn 149.853 210.102 230.040 Tỷ trọng 21,12% 20,66% 19,17% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đến 31/12/2007, tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 1.200.000 VNĐ tăng 18% so với năm 2006. Năm 2006 mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng 43,33% so với năm 2005. Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm sốt rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Từ 2005 đến 2007 sự thay đổi theo cơ cấu thời hạn là không đáng kể, trong đó chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn chiếm trên 65%, cho vay dài hạn chiếm trên 19% tỷ trọng dư nợ, tăng nhanh và nhiều hơn so với các khoản nợ trung hạn

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ năm 2005 đến 2007 cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối chứng tỏ dư nợ ngắn hạn tăng tỷ lệ thuận với mức tăng tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ dài hạn giảm từ năm 2005 đến năm 2007 song con số tuyệt đối lại tăng lên chứng tỏ tổng dư nợ tăng nhanh hơn so với nợ dài hạn.

Trong những năm gần đây, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi ro như lãi suất, tỷ giá. Mặt khác, cho vay ngắn hạn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọng lại ở người vay q lâu, khó kiểm sốt.

b. Thực trạng tín dụng theo loại tiền cho vay Bảng 4: Cho vay bằng đồng Việt Nam

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 240.350 340.858 420.494 Tỷ trọng 69,74% 74,25% 73.35% Trung hạn 71.916 92.332 116.471 Tỷ trọng 20,87% 20,11% 19,62% Dài hạn 32.353 25.861 56.795 Tỷ trọng 9,39% 5,64% 7,03%

Tổng dư

nợ 344.619 459.051 593.760

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NH TMCP NT Việt Nam))

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Chi nhánh duy trì cơ cấu cho vay khá ổn định; cho vay bằng VNĐ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn chiếm trên 69%, trung hạn trên 19%, dài hạn trong khoảng từ 5-10%.

Bảng 5: Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 225.527 333.989 387.466 Tỷ trọng 61,80% 59,87% 63,91% Trung hạn 21.884 39.668 45.529 Tỷ trọng 6,00% 7,11% 7,51% Dài hạn 117.500 184.241 173.245 Tỷ trọng 32,2% 33,02% 28,58% Tổng dư nợ 364.911 557.898 606.240

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Trong bảng số liệu trên ta thấy: Giai đoạn 2005-2007 tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ lại tăng nhanh chiếm khoảng trên 59% tổng dư nợ, còn lại là tín dụng trung và dài hạn trong đó tín dụng dài hạn chiếm khoảng trên 28%. Tín dụng trung hạn chiếm khoảng trên 6% tổng dư nợ

Bảng 6: Cho vay theo loại tiền

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Bằng VNĐ 344.619 459.051 593.760 48,57% 45,14% 49,48% Bằng ngoại tệ 364.911 557.898 606.240 51,43% 54,86% 50,52% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng từ năm 2005 đến 2007. Năm 2007 dư nợ ngoại tệ là 606.240 triệu VNĐ tăng về số tuyệt đối so với năm 2006, tăng 8,7% nhưng chỉ chiếm 50,52% tổng dư nợ, trong khi năm 2006 là 54,86%. Sở dĩ như vậy vì dư nợ ngoại tệ tăng nhưng mức tăng trưởng chậm hơn so với tổng dư nợ nên có sự giảm trong cơ cấu so với năm 2006.

Chi nhánh có nguồn vốn ngoại tệ lớn, chi phí rẻ. Nắm bắt lợi thế cạnh tranh này, Chi nhánh đã đẩy mạnh tín dụng ngoại tệ. Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã nâng cao hệ số sử dụng nguồn vốn ngoại tệ thông qua đầu tư cho các dự án lớn của Chính phủ. Với thế mạnh về vốn và khả năng quản lý tài chính, quản lý dự án Chi nhánh đã tập trung vào lĩnh vực tài trợ dự án, quan tâm đến những dự án trọng điểm quốc gia.

Bảng 7: Tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

DNQD 430.685 513.559 618.000 Tỷ trọng 60,70% 50,50% 51,50% DN ngoài QD 232.726 420.000 489.600 Tỷ trọng 32,8% 41,30% 40,8% Cá thể 46.119 83.390 92.400 Tỷ trọng 6,5% 8,2% 7,7% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy khách hàng doanh nghiệp Nhà nước là khách hàng chủ yếu và truyền thống của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long. Tỷ trọng DNNN luôn chiếm phần lớn tổng dư nợ (trên 50%). Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch một cách từ từ trong cơ cấu cho vay từ năm 2005 đến năm 2007. Năm 2005 dư nợ của Doanh nghiệp quốc doanh chiếm 60,70% tổng dư nợ; gấp 1,85 lần dư nợ của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 32,8% tổng dư nợ). Nhưng đến năm 2007 khoảng cách chênh lệch giữa dư nợ của Doanh nghiệp Quốc doanh và Doanh nghiệp

ngoài Quốc doanh đã thu hẹp lại, dư nợ của DNQD là 489.000 triệu VNĐ; gấp 1,26 lần dư nợ của DN ngoài QD, chiếm 51,5% trên tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ của DN ngồi QD chiếm 40,8% tổng dư nợ, còn lại là cho vay đối với các hộ cá thể (chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 8,2%).

Trước đây, Ngân hàng TMCP NT Việt Nam được biết đến như một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu và thường chỉ quan hệ với những doanh nghiệp Nhà nước lớn, các Tổng công ty. Nhưng ngày nay, để phát triển phù hợp với chủ trương của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao vai trò, tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã có sự thay đổi chiến lược cơ cấu, Chi nhánh đã mở rộng tín dụng cho khối khách hàng thể nhân cũng như pháp nhân, vừa cho vay bán buôn vừa mở rộng bán lẻ, bên cạnh việc tiếp tục hợp tác với các Tổng công ty và các Doanh nghiệp Nhà nước, chi nhánh đã tích cực mở rộng cho vay đối với khách hàng là DN ngồi QD (chủ yếu là các cơng ty TNHH, CTCP, DNTN).

d. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo

Bảng 8: Tín dụng phân theo tài sản đảm bảo

Đơn vị: Triệu đồng

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Cho vay

có TSĐB 137.791 363.254 477.480

Cho vay khơng có TSĐB 571.739 653.695 722.520 Tỷ trọng 80,58% 64,28% 60,21% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách là tăng dần tỷ trọng tài sản đảm bảo trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long, tỷ lệ cho vay được đảm bảo bằng tài sản ngày càng tăng, từ 19,42%/tổng dư nợ năm 2005 lên 39,79% năm 2007. Trước thực trạng diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới ngày càng biến động, cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, cho vay có bảo đảm bằng tài sản là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao tính an tồn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, do đối tượng khách hàng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long trước đây chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty với bề dày lịch sử kinh doanh nên thường đó là những khách hàng tốt, uy tín nên cho vay chủ yếu áp dụng hình thức tín chấp. Từ khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa các DNNN, các tổng cơng ty, chuyển đổi mơ hình sang cơng ty cổ phần, đồng thời, thực hiện quy định bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo yêu cầu an tồn trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã áp dụng cho vay có tài sản đảm bảo đối với các khoản cấp tín dụng mới, đồng thời yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo đối với các khoản vay vẫn còn dư nợ. Nhờ đó, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản đảm bảo này vẫn thấp, cao nhất mới chỉ chiếm khoảng

39,79%/tổng dư nợ năm 2007. Chi nhánh cần tiếp tục nâng cao tỷ trọng này trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" pot (Trang 48 - 56)