Chức năng nhiệm vụ từng phần hành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN ANKO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 62)

Ke toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các công việc của phòng kế toán, lập báo cáo tài chính của công ty theo đúng thời hạn quy định. Kế toán trưởng là người có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của công ty, thông báo cụ thể cho Giám đốc về mọi hoạt động tài chính cũng như giúp Ban Giám đốc trong việc phân tích hoạt động kinh tế, xây dựng và củng cố hoàn thiện hệ thống chế độ hạch toán của công ty.

Kế toán vốn bằng ti ề n và theo dõi công nợ phải thu:là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lên các sổ chi tiết các nghiệp vụ có liên quan, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ gốc, từ đó lập phiếu thu, phiếu chi cho các nghiệp vụ thu, chi tiền. Đồng thời theo dõi và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương để phân bổ vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúng và đủ giá thành trong kỳ. Ngoài ra, theo dõi công nợ và thanh toán của các cửa hàng đại lý, hạch toán tiêu thụ hàng và xuất nhập của các kho thành phẩm và hệ thống các cửa hàng, đại lý của công ty.

Kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: theo dõi việc xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, CCDC, chịu trách nhiệm lập các báo cáo, bảng biểu tổng hợp và chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn từng loại nguyên vật liệu, lập hóa đơn bán hàng. Đồng thời hạch toán và giám sát tình hình biến động của TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng, tập hợp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.

Kế toán giá thành và theo dõi công nợ phải trả: chịu trách nhiệm tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm, kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào và theo dõi công nợ của nhà cung cấp

Thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt của công ty, ghi sổ quỹ tiền mặt kịp thời theo quy định.

Tuy có sự phân chia và mỗi nhân viên trong phòng kế toán có một công việc nhất định, nhung luôn có sự gắn kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau.

2.2.2. Che độ kế toán áp dụng tại công ty

> Chế độ kế toán áp dụng tại công ty là Thông tu số 200/2014/TT-BTC của Bộ truởng Bộ Tài chính ngày 1/1/2015

- Niên độ kế toán là 1 năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.

- Kỳ hạch toán theo tháng, quý, năm

- Đơn vị tiền tệ để hạch toán ghi sổ là Đồng Việt Nam (hiện tại công ty chua phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ)

- Phuơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kê khai thuờng xuyên.

- Phuơng pháp xác định giá trị thực tế: trị giá thực tế hàng tồn kho của công ty đuợc xác định theo phuơng pháp bình quân gia quyền một lần vào cuối tháng.

- Kỳ tính giá thành: Do kế hoạch sản xuất tuơng đối ổn định, chu kỳ sản xuấtngắn, liên tục nên công ty đã chọn kỳ tính giá thành vào cuối mỗi tháng. Đi ều này phù hợp với yêu cầu tổ chức và quản lý của công ty

- Khấu hao tài sản cố định theo phuơng pháp đuờng thẳng - Thuế giá trị gia tăng theo phuơng pháp khấu trừ

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 22%

> Hệ thống sổ kế toán:

Công ty cổ phần ANKO đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung, bao gồm hầu hết các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

- Hệ thống sổ chi tiết: gồm các sổ chi tiết, bảng theo dõi chi phí sản xuất phát

sinh cho từng phân xuởng phát sinh chi phí, bảng phân bổ các khoản mực chi phí... - Hệ thống sổ tổng hợp: bao gồm các sổ cái tài khoản, sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dụng...

Toàn bộ quá trình hạch toán của công ty được tiến hành trên máy tính (sử dụng phần mem Fast Financial 5.1.1) với hình thức kế toán nhật ký chung.Việc lựa chọn hình thức sổ này rất phù hợp với quy mô và tính chất của quá trình sản xuất của công ty với trình tự hạch toán như sau:

Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần ANKO

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần ANKO)

> Hệ thống chứng từ:

Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong doanhnghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTCvà một số văn bản pháp luật khác. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ ve lao động, tien lương, hàng tồn kho, bán hàng, tien tệ và tài sản cố định theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ do công ty tự lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được Bộ tài chính chấp nhận. Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm:

- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập - xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tu hàng hóa, thẻ kho, biên bản kiểm kê sản phầm hàng hóa, giấy đề nghị cấp vật tu, báo cáo tình trạng của hàng hóa nhập kho (hàng thiếu, hỏng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật) ...

- Chứng từ về bán hàng: đơn đặt hàng, hóa đơn giá trị gia tăng,bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi

- Chứng từ tiền: Phiếu thu, phiếu chi, sổ phụ ngân hàng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu ti n.

- Chứng từ về tài sản cố định: biên bản bàn giao tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản, biên bản kiểm kê tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.

Công ty đã tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý tùy theo yêu cầu tiếp nhận thông tin của các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp, giúp các bộ phận này có thể kiểm tra và ghi chép, ghi sổ kế toán đuợc kịp thời. Với trình tự cụ thể

STT Khoản mục chi phí Số tiền

ĩ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.58Ĩ.5Ĩ2.796

2 Chi phí nhân công trực tiếp 237.Ĩ84.62

0

3 Chi phí sản xuất chung 834.2Ĩ0.32

0

2.3. Thực trạng kế toán quản trị chi phísản xuất tại công ty cổ phần ANKO

2.3.1. Chi phí và phân 1 oại chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần ANKO

Qua khảo sát thực tế tại công ty cổ phần ANKO,để thuận tiện trong công tác kế toán và báo cáo thống nhất theo quy định của Bộ Tài Chính công ty đã phân loại chi phí sản xuất chủ yếu theo chức năng hoạt động. Theo đó chi phí được chia thành chi phí sản xuất và ngoài sản xuất.Do luận văn chỉ giới hạn về kế toán quản trị chi phí sản xuất nên sẽ không đi sâu vào chi phí ngoài sản xuất (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Chi phí sản xuất của công ty cổ phần ANKO bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, bao bì đóng gói được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm bánh kẹo

+ Nguyên vật liệu chính bao gồm: Đường glucoza, đường trắng tinh luyện,bột mỳ Kingpie, bột nổi, sữa béo, sữa bột, bơ thực vật, bơ động vật, trứng gà, bột ngô, bột dừa, bột cacao, dầu Tường An, dầu Cái Lân...

+ Nguyên vật liệu phụ bao gồm:Lecithin, hương cam, hương cốm, hương khoai môn, hương socola, hương sữa đục, phẩm tím (violet), phẩm vàng chanh(Tartrazine), Phẩm xanh (KXốp)-Brilliant Blue, phẩm nâu V915,V850, Mỳ chính( cân), Vani bột, Vani nước, chanh quả, SP (ổn định bánh), Axit chanh(A xít citric), BR2,3,7,8,5; Cồn TP (lít), Xanthan Gum, tinh bột sắn, CACO3, Crona - Bột béo nguyên liệu, chống mốc - axetat hyddrozat..

+ Bao bì: màng bánh Pillat, Màng co 26cmx 36cm (bánh 15)Spie, Khay Pillat 135g,230g, túi Pillat đỏ thẩm mới 135g,230g, thùng Pillat 135,230g, hộp Sapie Gold to x 6 hộp, Hộp Sapie Gold bé- lẻ, Thùng Sapie Gold- 6 hộp, băng dính khổ to ( 4.7cm*300m)....

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm ti n lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo ti n lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xuởng sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:

+ Chi phí nhân viên phân xuởng bao gồm chi phí tiền luơng, các khoản phải trả, các khoản trích theo luơng của nhân viên phân xuởng sản xuất.

+ Chi phí công cụ: bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xuởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xuởng sản xuất quản lý sử dụng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xuởng và đội sản xuất

PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG Tháng 4 năm 2017

3.3 Chi phí nhân viên quản lý phân xuởng 95.725.348

3.4 Chi phí bằng tiền khác 470.359.26

Ĩ

Tổng cộng 5.652.907.73

phân loại chi phí nào khác, đặc biệt là các cách phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị

2.3.2. Địn h mức ch i p h í và lập d ự to án ch í p h í sản xu ất tại cô n g ty cổ ph ần ANKO

Việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh (dự toán chi phí sản xuất) là một trong những công cụ của kế toán quản trị, giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, đánh giá được hiệu quả của công tác tổ chức sản xuất và giúp tiết kiệm chi phí, nhận thức được vai trò đó Công ty cổ phần ANKO đã rất chú trọng đến việc lập kế hoạch chi phí sản xuất.

Để có thể tiến hành lập kế hoạch chi phí sản xuất, công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống định mức chi phí của doanh nghiệp.Định mức chi phí là nền tảng để xây dựng các dự toán chi phí phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát và dự báo chi phí trong các doanh nghiệp. Do đó, một hệ thống định mức chi phí khoa học, hợp lý là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chi phí, góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khảo sát thực tế công tác xây dựng định mức tại Công ty cổ phần ANKO, vào quý IV hàng năm, căn cứ vào bản kế hoạch tiêu thụ dự kiến, Phòng Kế hoạch - Vật tư kết hợp với phòng Kế toán - tài chính, phòng Kinh doanh trình lên Giám đốc kế hoạch sản xuất bánh kẹo cho năm sau. Theo đó định mức năm 2017 được xây dựng dựa theo giả định doanh thu dự kiến tăng trưởng trung bình 30% so với năm

20ỉ6(Phụ lục 02- Kế hoạch sản xuất của Công ty cổ phần ANKO năm 2017)

Từ bảng tính số lượng sản xuất năm 2017 của phòng Kế hoạch - Vật tư, Phòng Kế toán - Tài chính công ty lập các dự toán chi phí để sản xuất sản phẩm.

2.3.2.1. Định mức, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty được xác định trên giá mua (đã bao gồm chi phí thu mua) và định mức tiêu hao nguyên vật liệu khi sản xuất sản phẩm.

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật xây dựng và cung cấp dựa trên công thức sản xuất của từng loại sản phẩm. Phòng Kỹ thuật cùng các phòng ban khác như: Phòng hành chính, Kế hoạch vật tư, Kế toán tài chính có trách nhiệm giám sát việc thực hiện định mức. Nếu định mức tiêu hao nào không hợp lý

sẽ được kiến nghị và đi ều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Biểu định mức tiêu hao nguyên tại công ty cổ phần ANKO (Phụ lục 03)

- Giá mua: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất 2017, định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được phê duyệt, phòng Kế hoạch đầu tư lên kế hoạch thu mua các loại nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Giá mua = Giá trị của nguyên vật liệu + chi phí thu mua.

- Kế toán căn cứ vào định mức tiêu hao của phòng kỹ thuật xây dựng và đơn giá mua nguyên vật liệu do các nhà cung cấp báo giá vào thời điểm tháng 11 năm 2016 để lập dự toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp cho năm 2017 (Phụ lục 04)

2.3.2.2. Định mức, dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Phòng kỹ thuật công ty cổ phần ANKO lập bảng giá tiền công cho từng loại sản phẩm dựa vào năng suất lao động của sản phẩm đó nhân với đơn giá 1 ngày công(đã bao gồm cả các khoản phải trích theo lương theo quy định của nhà nước),

(Phụ lục 05)

Dựa vào bảng định mức trên phòng kế toán của Công ty sẽ lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm, ví dụ sản phẩm bánh Sapie 15 là: 32.447x13.097 = 424.958.359(VND)

2.3.2.3. Định mức, dự toán chi phí sản xuất chung

Tại công ty cổ phần ANKO, chi phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh năm 2016 và kế hoạch sản xuất năm 2017, Công ty cổ phần ANKO lập dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm.

Cụ thể, dự toán chi phí sản xuất chung cho sản phẩm Sapie 15 được lập như sau: (Phụ lục 06)

2.3.3. Đối tượng tập hợp và phương pháp xác định chi phí sản xuất

Khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần ANKO cho thấy,việc xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí được xác định dựa vào các đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và quy trình sản xuất các sản phẩm. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng bao gồm nhiều loại mẫu mã sản phẩm: kẹo lạc, bánh trứng nướng, bánh kem

627 Chi phí sản xuất chung

6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ

xốp,bánh quy, thạch,...Hàng ngày các sản phẩm này được sản xuất trên các dây chuyền khác nhau, các quy trình sản xuất đều khép kín, kết thúc một ca sản xuất thì sản phẩm được hoàn thành và không có sản phẩm dở dang.

- Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm được sản xuất tại công ty như: bánh mỳ, bánh trứng nướng, bánh kem xốp, kẹo lạc...

- Phương pháp tập hợp chi phí: Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên - Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là: tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Các tài khoản dùng để tập hợp chi phí bao gồm: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” TK 627 “Chi phí sản xuất chung” - Kỳ tính giá thành: tháng

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Kế toán sử dụng các chứng từ: phiếu nhập, xuất kho, các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến để hạch toán vào phần mềm kế toán của công ty, từ đó sẽ có báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp về nguyên vật liệu trực tiếp đã sử dụng

+ Tài khoản hạch toán: Tài khoản TK 621 “Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp” mở chi tiết cho từng mã sản phẩm

+ Trình tự hạch toán: Cuối tháng, phân xưởng sản xuất dựa vào phiếu xuất kho lập “Bảng kê nguyên vật liệu dùng trong tháng cho các sản phẩm” chuyển lên phòng kế toán. Kế toán giá thành kiểm tra với các phiếu xuất kho và các chứng từ tại phòng kế toán để lên sổ chi tiết tài khoản 621-Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Mau sổ chi tiết tài khoản 621 - Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩmSản phẩm P1SPDO15 - Bánh Sapie 15(Phụ lục 07)

- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:

+ Chứng từ sử dụng bao gồm: bảng chấm công(Phụ lục 08), bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội của các bộ phận, các phân xưởng sản xuất, các đơn nghỉ phép (nếu có), bảng định mức ti ền lương chi tiết theo sản phẩm...

+ Tài khoản hạch toán: chi phí nhân công trực tiếp bao gồm ti ền lương theo sản phẩm, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Căn cứ vào các chứng từ trên Kế toán mở sổ theo dõi và hạch toán vào TK

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN ANKO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w