3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của kế toán quản trị trong cơ chế thị trường cho các NHTM
NHNN cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của kế toán quản trị trong cơ chế thị trường, nhanh chóng ban hành các quy định cụ thể có tính hướng dẫn về kế toán quản trị đối với các NHTM. Trong giai đoạn đầu, vai trò của phổ biến, hướng dẫn từ các cơ quan chức năng đến NHTM là vô cùng quan trọng. Cần có một định hướng thống
nhất từ các cơ quan quản lý Nhà nước, hướng dẫn cho các NHTM trong nước thấy rõ vai trò, ý nghĩa kinh tế to lớn của công tác kế toán quản trị. Một khi các nhà quản trị NHTM nhận thức được việc vận dụng kế toán quản trị sẽ đem lại lợi ích kinh tế như thế nào đối với NHTM, thì lúc đó tự nhiên các nhà quản trị ngân hàng sẽ có động lực thúc đẩy tìm hiểu, xây dựng mô hình kế toán quản trị tại ngân hàng mình mà không cần bất cứ một lực lượng nào khác ép buộc.
3.3.2.2. Nghiên cứu và nhanh chóng ban hành một hệ thống kế toán mới phù hợp với mô hình hệ thống kế toán của các NHTM trên thế giới
Hệ thống kế toán của NHTM trên thế giới được xây dựng nguyên tắc đơn giản, gọn nhẹ song vẫn phản ánh được mọi mặt hoạt động liên quan đến tài sản - nguồn vốn của ngân hàng. Hệ thống này bao giờ cũng bao gồm hoạt động của kế toán quản trị song song bên cạnh kế toán tài chính. Trong đó, đặc biệt là hệ thống tài khoản kế toán có nhiều điểm khác biệt so với hệ thống tài khoản kế toán hiện hành trong quyết định 479/2004/QĐ-NHNN Việt Nam. Hệ thống tài khoản kế toán của các NHTM thế giới không khác biệt nhiều lắm so với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp phi tài chính, không kết cấu quá phức tạp làm 9 loại, không cấu thành quá nhiều tài khoản chi tiết, không có quá nhiều các chỉ tiêu thống kê trên các tài khoản kế toán tạo điều kiện tách rời tương đối công tác hạch toán kế toán với công tác thông kê số liệu. NHTW không ép buộc chi tiết hệ thống tài khoản của các NHTM, mà chỉ quy định các NHTM phải định kỳ nộp các báo cáo thống kê cho NHTW một cách chính xác và nghiêm nghịu. Chẳng hạn, NHTW chỉ quy định đến "tài khoản cho vay" còn việc có lập tài khoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn, trong hạn hay quá hạn, cho vay bằng nội tệ, ngoại tệ hay bằng vàng, cho vay tổ chức kinh tế hay dân cư ... hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của mỗi NHTM cụ thể. Liệu làm như vậy có gây quá khó khăn cho công tác quản lý và điều hành
chính sách tiền tệ của NHTW không? Xin thưa là hoàn toàn không. Thực thế, tuy NHTW không yêu cầu các NHTM lập các tài khoản cho vay ngắn hạn, dài hạn, trong hạn, quá hạn, ... song NHTW vẫn hoàn toàn nắm được các tình hình này của NHTM bằng cách yêu cầu NHTM phải thường xuyên nộp các báo cáo thống kê về các chỉ tiêu ngắn hạn, dài hạn, trong hạn, quá hạn, ...
Điều này, sẽ khiến cho công tác quản trị và công tác kế toán, thống kê tại các NHTM có 2 thuận lợi là :
Một là, tạo điều kiện thuận lợi rút ngắn bảng cân đối kế toán tổng hợp. Hệ thống tài khoản của NHTM được đơn giản hoá, không bị quy định quá chi tiết khiến cho NHTM có thể dễ dàng thêm vào những tài khoản chi tiết phục vụ cho mục đích của kế toán quản trị.
Hai là, tạo điều kiện kích thích sự phát triển của công nghệ thông kê số liệu của các NHTM. Không thể hàng ngày đáp ứng hàng chục yêu cầu thống kê của NHNN bằng cách thực hiện thủ công hoạt động thu thập số liệu, NHTM buộc phải có chiến lược hiện đại hoá công tác kế toán thống kê, tìm cách tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới.
Bởi những lý do nêu trên, NHNN cần nghiên cứu và nhanh chóng ban hành một hệ thống kế toán mới phù hợp với mô hình hệ thống kế toán của các NHTM trên thế giới. Trong đó bao gồm hai định hướng cơ bản:
Một là NHNN cần có văn bản kết cấu lại hệ thống tài khoản kế toán và bổ sung các báo cáo thống kê áp dụng cho NHTM.
Hai là NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn các NHTM xây dựng
và vận hành hệ thống kế toán quản trị bên cạnh hệ thống kế toán tài chính.
3.3.2.3. Ban hành quy định trích dự phòng rủi ro tín dụng cho phù hợp hơn với đặc điểm kinh doanh tiền tệ của các NHTM
Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2004/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc
xếp loại Mô tả
NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Chúng ta thấy có một tồn tại quan trọng trong phương pháp dự tính rủi ro hiện nay của tất cả các NHTM Việt Nam là: tại thời điểm quyết định tín dụng, NHTM không hề đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khoản cho vay là bao nhiêu. Điểm tồn tại này làm mất đi ý nghĩa bản chất của việc trích trước, dự đoán trước rủi ro tín dụng - một đặc điểm cố hữu của hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Chính bởi quy định chỉ được phép trích dự phòng khi đã xảy ra tình trạng nợ quá hạn vô hình chung cho rằng mọi khoản cho vay điều có yếu tố rủi ro là như nhau. Điều này khiến cho, kế toán quản trị khó có khả năng tập hợp được chi phí quan trọng là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Thực tế, trong hoạt động kinh doanh, các NHTM nước ngoài luôn phải dự tính khoản dự phòng tín dụng cho bất cứ một quyết định cho vay nào. Vì vậy, trong thời gian tới, NHNN cần nghiên cứu và nhanh chóng ban hành quy định trích dự phòng rủi ro tín dụng cho phù hợp hơn với đặc điểm kinh doanh tiền tệ của các NHTM.
Có thể tham khảo cách phân loại khoản cho vay và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng như sau: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được xác định tại hai thời điểm:
Một là, sau thời gian thẩm định, tại thời điểm quyết định tín dụng. Trong giai đoạn này, NHNN có thể cho phép NHTM được quyết định trích dự phòng rủi ro tín dụng với tỷ lệ thấp (tối đa là 5%). NHNN cần quy định chặt chẽ về quy trình và tiêu thức để xác định rủi ro tín dụng trong giai đoạn này. Chẳng hạn, NHNN quy định có 5 tiêu thức để xác định tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: tình hình tài chính của khách hàng, lịch sử vay nợ đối với ngân hàng, quan hệ truyền thống với ngân hàng, triển vọng của dự án sử dụng vốn vay, giá trị có thể phát mại của tài sản đảm bảo. Đồng thời, NHNN
110
cũng ban hành các định mức cụ thể để xếp loại các tiêu thức trên. Ví dụ, có thể được mô tả phương thức định mức các tiêu thức như sau:
A Các chỉ tiêu tài chính đều thuộc loại rất tốt: chỉ tiêu hệ số nợ < x%, chỉ tiêu thanh toán > y%, chỉ tiêu ROA > z%, ROE > p% ...
B Các chỉ tiêu tài chính khá tốt: chỉ tiêu hệ số nợ nằm trong khoảng x1-x2%, chỉ tiêu thanh toán nằm trong khoảng y1-y2%, chỉ tiêu ROA nằm trong khoảng z1- z2%; ROE nằm trong khoảng pl - P2%...
C D
E Các chỉ tiêu tài chính đều thuộc loại không tốt: chỉ tiêu hệ số nợ > x% chỉ tiêu thanh toán < y%, chỉ tiêu ROA < z%, ROE < p% ...
xếp loại Mô tả
A Giữ quan hệ với ngân hàng > x năm.
B Giữ quan hệ với ngân hàng nằm trong khoảng x - y năm.
C D
E Chưa có quan hệ với ngân hàng lần nào.
Tiêu thức: quan hệ truyền thống đối với ngân hàng của khách hàng được xếp loại theo bảng:
xếp loại Mô tả
“Ã Vay trả sòng phẳng, chưa lần nào quá hạn nợ của ngân hàng
^B Số lần xảy ra nợ quá hạn ít, so với số lần đã vay ở ngân hàng là nhỏ hơn p%
^c Số lần xảy ra nợ quá hạn so với số lần đã vay ở ngân hàng nằm trong khoảng từ p1 - p2%...
D
^E Số lần xảy ra nợ quá hạn nhiều, so với số lần đã vay ở ngân hàng lớn hơn q%.
xếp loại Mô tả
à Các chỉ tiêu tài chính của dự án sử dụng vốn vay thuộc loại rất tốt: chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của IRR > x%, chỉ tiêu NPV tính theo lãi suất cho vay của ngân hàng > 0, chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay > y%...
B Các chỉ tiêu tài chính của dự án sử dụng vốn vay thuộc loại khá: chỉ tiêu tỷ suất sinh lời IRR nằm trong khoảng x1 - x2%, chỉ tiêu NPV tính theo lãi suất cho vay của ngân hàng > 0, chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay nằm trong khoảng y1 - y2%...
C D
E Các chỉ tiêu tài chính của dự án sử dụng vốn vay đều thuộc loại không tốt: chỉ tiêu tỷ suất sinh lời IRR < x%, chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay < y%...
Tiêu thức: Lịch sử vay trả của khách hàng tại ngân hàng được xếp loại theo bảng:
111
Tiêu thức: Triển vọng của dự án sử dụng vốn vay (sau khi đã được thẩm định) được xếp loại theo bảng:
xếp loại Mô tả A 140% B 110% C 80% D 20% E 20% Sa u
khi tập hợp đủ xếp loại các tiêu thức, NHNN quy định cho NHTM xếp loại Tỷ lệ trích lập dự phòng AAAAA 0,00% AAAAB 0,10% AAABB 0,20% AABBB 0,30% ABBBB 0,40% BBBBB 0,50% BBBBC 0,60% • • • EEEEE 5,00%
Tiêu thúc: Giá trị có thể phát mại của tài sản đảm bảo của khách hàng được xếp loại theo bảng:
Hệ thống đánh giá khách hàng trước mỗi quyết định tín dụng vừa là hướng dẫn, vừa là bắt buộc đối với các NHTM. NHN có thể quy định đó là một trong các chứng từ kế toán mà NHTM phải lưu giữ và là căn cứ để kiểm tra, kiểm toán chấp hành đối với NHTM.
Hai là, thời gian bám sát theo dõi tín dụng, tại thời điểm khoản cho vay có biến chuyển xấu về rủi ro không hoàn trả được nợ, chẳng hạn: khách hàng không trả được một phần gốc và lãi, ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với tỷ lệ cao hơn từ 20% - 100%.