Bài học cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á-CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 34)

Đông

Có thể thấy các ngân hàng hiện nay triển khai tín dụng khách hàng cá nhân khá rầm rộ, mở ra một kênh tín dụng mới và góp phần thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng của chính phủ. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro là điều không đơn giản chút nào.

nước, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân cho NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông nói riêng.

Thứ nhất, các ngân hàng nên đưa ra một chiến lược mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân riêng có của mình, thông qua việc ban hành các chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt. Đưa ra những định hướng, mục tiêu cần đạt được và cách thức thực hiện nó như thế nào.

Thứ hai, tín dụng khách hàng cá nhân phát triển sôi động nhất ở những nước phát triển. Để mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân hiệu quả thì các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân ở những nước có nền tài chính ngân hàng phát triển, từ đó đưa ra những loại hình tín dụng phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ ba, các ngân hàng nên thông thoáng hơn trong việc đưa ra các điều kiện cho vay đối với khách hàng, tạo điều kiện để ngày càng nhiều khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm cho vay của ngân hàng. “Thông thoáng” ở đây có nghĩa là phải đảm bảo quyền lợi của hai bên: khách hàng có nhu cầu vay thì được đáp ứng còn ngân hàng phải đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả.

Thứ tư, ngân hàng phải có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ thu nhập của khách hàng và nắm được chuyện thay đổi công ăn việc làm hay chỗ ở của người đi vay để quản lý khoản vay một cách hiệu quả, tránh tình trạng nợ quá hạn.

Thứ năm, công nghệ hiện đại đã góp phần tại nên sự thuận tiện, nhanh chóng và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng, với công nghệ hiện đại có thể giúp ngân hàng có thể thẩm định khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất có thể, rút ngắn thời gian quy trình của việc

cấp tín dụng, từ đó tiết kiệm được chi phí, quản lý khách hàng tốt hơn và tăng số lượng giải quyết các khoản vay, tạo điều kiện mở rộng tín dụng.

Thứ sáu, do tín dụng mang tính rủi ro nên các ngân hàng phải tìm hiểu kỹ sự biến động của các thị trường của các tài sản bảo đảm cũng như điều kiện cho vay phải lựa chọn kỳ càng.

Thứ bảy, việc tính toán lãi suất cho vay cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng để được ra được một cấu trúc lãi suất cạnh tranh nhất nhưng vẫn đảm bảo mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

Thứ tám, các ngân hàng nên đầu tư để xây dựng mở rộng mạng lưới các chi nhánh để có thể thu hút được nhiều khách hàng cũng như tăng dư nợ cho vay.

Thứ chín, các ngân hàng Việt Nam cần phải coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng làm việc cao để có thể đáp ứng được những nhu cầu công việc cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn trình bày những cấn đề cơ bản về tín dụng khách hàng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân đối với nền kinh tế-xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng. Chương 1 đã hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân cũng như kinh nghiệm về tín dụng khách hàng cá nhân của một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân cho NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông nói riêng. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á-CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG

NAM Á-CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (SEABANK HÀ ĐÔNG) 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông được thành lập ngày 19/01/2009 theo Quyết định số 43/2009/HĐQT-SeABank của Chủ tịch Hội đồng quàn trị.

- Tên chi nhánh: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông.

- Tên viết tắt: SeABank Hà Đông

- Địa chỉ chi nhánh: Số 150 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Chi nhánh Hà Đông là đơn vị trực thuộc Hội sở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, do Hội sở trực tiếp quản lý và có con dấu riêng.

Các chức năng, nhiệm vụ của SeABank Hà Đông tương tự các Ngân hàng TMCP khác:

- Thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. - Thực hiện việc chu chi hộ cho các doanh nghiệp.

- Mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt

- Thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn...

- Nhận tiền chuyển nhanh trong nội bộ hệ thống ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

ngoại tệ

- Thực hiện việc mua bán, kinh doanh ngoại tệ

- Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế...

- Phát hành thẻ đa năng, thẻ tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng...

Trong suốt quá trình 09 năm qua, SeABank Hà Đông đã đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ không chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn cho nhiều khách hàng. Quán triệt mục tiêu đề ra Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông luôn chủ động huớng phát triển kinh doanh của mình để ngày càng chiếm uu thế quan trọng trong thị truờng Việt Nam nói chung và thị

truờng Hà Nội nói riêng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Hà

Đông

Nhìn vào cơ cấu tổ chức trên, có thể thấy đây chua phải là một cơ cấu tổ chức tối uu của một ngân hàng hiện đại. Mặc dù SeABank Hà Đông đã có sự phân chia giữa bộ phận vận hành và kinh doanh tuy nhiên bộ phận kinh

doanh vẫn chưa có sự tách biệt giữa vận hành và kinh doanh. Các chuyên viên quan hệ khách hàng vẫn phải thực hiện các khâu từ tìm kiếm đến quản lý sau khi cho vay. Điều này đã làm giảm khả năng kinh doanh của chi nhánh mặt khác lại làm tăng nhiều rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động cho vay.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG

NAM Á-

CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.2.1. Khung pháp lý cho vay

- Quyết định số 863/2009/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á về Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam

Á.

- Quyết định số 502/2007/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị về Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đối với khách hàng.

- Quyết định số 1567/2014/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á về việc Ban hành Quy định chính sách tín dụng khách

hàng cá nhân.

2.2.2. Các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng TMCP

Đông Nam Á

Trong phạm vi luận văn này, học viên phân loại sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á theo tính chất của tài sản thế chấp, theo đó Ngân hàng TMCP Đông Nam Á có hai loại chính là tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không có tài sản đảm bảo.

- Cho vay bảo đảm bằng tiền gửi cá nhân (SeAValue) - Cho vay Tái tài trợ (SeARefinance)

- Cho vay nhà đất Phú Quý (SeALand) 2.1.3.2. Tín dụng không có tài sản đảm bảo

- Cho vay giáo viên và cán bộ công chức, viên chức (SeACivil) - Cho vay Hội viên Hội Liên hiệp Phụ Nữ (SeAWomen)

- Cho vay tiêu dùng (SeABuy) - Khách hàng là đối tượng hưu trí - Thấu chi tài khoản cá nhân (SeAFast)

2.2.3. Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

2.2.3.1. Quy mô dư nợ

Quy mô dư nợ là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ tại chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Dư nợ tín dụng SeABank Hà Đông năm 2015-2017

Dư nợ KHCN 213.84 60.20 183.15 60.78 260.84 61.82 Dự nợ KHDN 141.38 39.8 118.18 39.22 161.09 38.18 Tổng dư nợ 355.22 100 301.33 100 421.93 100

Biểu đồ 2.1. Dư nợ tín dụng SeABank Hà Đông năm 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

□ Dư nợ KHCN □ Tổng dư

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SeABank Hà Đông năm 2015-2017)

Tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân của SeABank Hà Đông khá lớn. Năm 2015, dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân là 213.84 tỷ đồng, chiếm 60.2% trong tổng dư nợ.

Sang năm 2016, dư nợ cho vay KHCN giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân trong năm đạt 183.15 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60.78% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do năm 2016 SeABank Hà Đông tập trung vào công tác thu nợ quá hạn và xử lý nợ xấu.

Năm 2017, tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tín dụng khách hàng cá nhân đạt 260.84 tỷ đồng.

Nhìn chung từ năm 2015 trở lại đây, tín dụng khách hàng cá nhân luôn có tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng của tín dụng khách hàng cá nhân năm sau cao hơn năm trước và luôn cao hơn so với tăng trưởng của tín dụng nói chung. Với định phướng phát triển là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, sự gia

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thế chấp 199.64 93.36 170.55 93.12 242.48 92.96 Tín chấp 14.20 664 12.60 618 18.36 714 Tổng dư nợ KHCN 213.84 100 183.15 100 260.84 100

tăng đáng kể trong dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân cũng là một kết quả đáng ghi nhận.

Để theo dõi tổng quát hơn về tín dụng khách hàng cá nhân của SeABank Hà Đông, học viên đã thu thập số liệu từ các chi nhánh khác khu vực Hà Nội năm 2017 của SeABank để so sánh và đánh giá.

Biểu đồ 2.2. Dư nợ và tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân giữa các chi nhánh khu vực Hà Nội của SeABank năm 2017

I I Dư nợ TDCN →- Tỷ trọng

TDCN

Hà Láng Hà Đại Long Đống Cầu Đông Hạ Nội An Biên Đa Giấy

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SeABank Hà Đông năm 2015-2017)

Biểu đồ thể hiện rõ dư nợ và quy mô cho vay KHCN của các chi nhánh tại khu vực Hà Nội SeABank. Tỷ trọng TDCN dao động từ 50-60% trong cơ cấu cho vay của các chi nhánh. Hà Nội là một thành phố lớn, là trung tâm đầu não của cả nước,việc phát triển nhóm khách hàng cá nhân có bước phát triển đáng kể qua các năm.

2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân

> Cơ cấu cho vay theo tính chất của tài sản đảm bảo

Trong ba năm gần đây, SeABank Hà Đông đẩy mạnh các gói sản phẩm tín chấp hướng tới nhiều đối tượng hơn trước nhằm phục vụ nhu cầu của các nhóm khách hàng. Cơ cấu cho vay cá nhân theo tính chất của tài sản đảm bảo được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu cho vay theo tính chất tài sản đảm bảo

đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)

Cho vay BĐS 75.49 35.3 67.03 36.6 93.38 35.8 Cho vay mua ô tô 72.28 33.8 63.00 34.4 88.95 34.1

Cho vay cầm cố STK

22.45 10.5 17.58 9.6 26.34 10.1 Cho vay SXKD 26.09 12.2 19.41 10.6 29.74 11.4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SeABank Hà Đông năm 2015- 2017)

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy, dư nợ cho vay thông thường và cho vay tín chấp có xu hướng tăng trưởng không đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng của cho vay tín chấp trong cơ cấu cho vay ngày càng càng tăng. Nhận thấy thị trường còn nhiều đối tượng đang bị bỏ ngỏ, SeABank Hà Đông đã liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các gói sản phẩm hướng tới các đối tượng như Hội phụ nữ, Giáo viên, Cán bộ công chức, viên chức,.. ..và đã được khách hàng đón nhận rất nhiệt tình.

Các sản phẩm cho vay thế chấp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tín dụng khách hàng cá nhân của SeABank Hà Đông. Với mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, SeABank tập trung chủ yếu vào mảng cho vay bất động sản và ô tô, đây là hai thị trường tiềm năng mà không chỉ SeABank mà các ngân hàng khác đều đang tập trung khai thác.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu cho vay theo tính chất tài sản đảm bảo

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SeABank Hà Đông năm 2015-2017)

> Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Hiện nay, ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông đã triển khai rất nhiều sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân hướng tới hầu hết các đối tượng trên thị trường. Theo mục đích cho vay, cơ cấu của SeABank Hà Đông được thể hiện như sau:

Đơn vị tính: %

□ Cho vay khác □ Cho vay SXKD □ Cho vay cầm cố

STK

□ Cho vay mua ô tô □ Cho vay BĐS

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SeABank Hà Đông năm 2015-2017)

Cơ cấu du nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn trong những năm qua cho thấy SeABank Hà Đông tập trung phần lớn vào cho vay bất động sản và cho vay mua ô tô với tỷ lệ xấp xỉ 70% du nợ tín dụng khách hàng cá nhân.

Tiếp đến là cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay cầm cố STK chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng du nợ cá nhân.

Phân tích sâu hơn về các mục đích vay vốn:

- Cho vay bất động sản: Hà Nội là thành phố lớn, tập trung đông dân cu và cũng là địa bàn để phát triển cho vay bất động sản mạnh mẽ nhất. Phân khúc khách hàng mà SeABank Hà Đông huớng đến là khách hàng có thu

nhập khá trở lên, khách hàng vay vốn thế chấp bằng chính bất động sản họ định mua. Hiện nay, ngoài đối tượng mua đất thổ cư, vay xây sửa nhà, đối tượng lao động trẻ có nhu cầu mua nhà chung cư rất cao, họ lại là những người có thu nhập ổn định và ở mức khá, tuy nhiên SeABank Hà Đông chưa liên kết được nhiều các dự án trên địa bàn Hà Nội dẫn đến chỉ cho vay được một số dự án nhất định, như thế, ngân hàng đã đánh mất đi một phần thị trường tiềm năng của mình.

- Cho vay sản xuất kinh doanh: Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến 30/06/2018 duy trì ở mức ổn định, không có sự biến động đáng

kể. Nguyên nhân do SeABank Hà Đông không chủ trương đẩy mạnh

cho vay

sản xuất kinh doanh, đó là một thị trường mà SeABank Hà Đông đang bỏ

ngỏ.

- Cho vay mua ô tô: Cho vay mua ô tô có xu hướng tăng trong cơ cấu dư nợ cá nhân. Sự gia tăng này hoàn toàn hợp lý khi hiện nay nhu cầu mua

sắm ô tô đi lại của người dân tăng rất nhanh. Đối tượng chủ yếu vay

mua ô tô

là những người làm công ăn lương có thu nhập cao và ổn định tại các doanh

nghiệp. Tài sản đảm bảo là chính chiếc xe khách hàng mua hoặc bất

động sản.

Sản phẩm cho vay ô tô chính là sản phẩm chủ chốt trong kế hoạch tăng

dư nợ

cá nhân mà Hội sở SeABank đề ra trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á-CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 34)