3.3.3.1. Nâng cao tính khả thi của sản phẩm
Hiện nay, SeABank Hà Đông đã triển khai các gói sản phẩm đến khách hàng, tuy nhiên hiệu quả chua cao đặc biệt là các gói sản phẩm về cho vay tín chấp. Nguyên nhân khó triển khai do lãnh đạo của khách hàng phải ký thỏa thuận liên kết với ngân hàng TMCP Đông Nam Á để phối hợp triển khai. Đây là thủ tục khó cho cả nhân viên tín dụng trong việc thuyết phục lãnh đạo đơn vị của nguời vay ký thỏa thuận liên kết và làm tăng chi phí trong việc cho vay với các đối tuợng này. Mặt khác, nguời vay có tâm lý muốn bí mật các khoản vay muợn của bản thân do vậy, việc phải ký thỏa thuận của ngân hàng với lãnh đạo của nguời vay khiến cho nguời vay có tâm lý e ngại khi làm thủ tục.
Hạn mức cho vay của các sản phẩm tín chấp cũng chua phù hợp, không giải quyết nhu cầu triệt để của khách hàng.
Để sản phẩm của ngân hàng trở nên phù hợp với khách hàng ngân hàng cần xem xét lại hai vấn đề: một là, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn có thể xem xét miễn giảm việc ký thỏa thuận liên kết để khách hàng có thể tiếp cận đuợc nguồn vốn, ngân hàng có thêm đuợc nguồn thu. Hai là, nâng
hạn mức tín chấp cho một khách hàng, không nên quy định mức cho vay trần của sản phẩm.
SeABank Hà Đông cần đề xuất với Hội sở để phối hợp việc đánh giá lại mức độ phù hợp của sản phẩm trên địa bàn Hà Nội để có những điều chỉnh thích hợp đồng thời tăng tính đa dạng của sản phẩm đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng đông của khách hàng. Để làm đuợc điều này đòi hỏi lãnh đạo của chi nhánh Hà Đông phải có các biện pháp kịp thời cùng với nhân viên quan hệ khách hàng tháo gỡ những khó khăn trong quá trình bán sản phẩm nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí cho hoạt động tín dụng.
Đối với sản phẩn cho vay mua ô tô, ngân hàng có thể thực hiện việc triển khai gián tiếp bằng cách liên kết với nhà sản xuất, các cửa hàng, các doanh nghiệp bán lẻ xe ô tô... đây là nơi tiếp cận trực tiếp đuợc với khách hàng, nắm bắt đuợc nhu cầu và khả năng của khách hàng để tiếp thị sản phẩm cho vay của ngân hàng một cách tối uu nhất. Việc bán hàng nhu thế sẽ tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí cho khách hàng và ngân hàng đồng thời mang lại lợi ích cho ba bên: khách hàng mua đuợc hàng hóa, công ty bán đuợc hàng, ngân hàng tăng tín dụng tuy nhiên với hình thức này cũng cần phải xây dựng đuợc hợp đồng ba bên chặt chẽ, phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong việc thu hồi nợ, thanh lý hợp đồng và khi khách hàng không trả đuợc nợ.
Đối với nhu cầu vay mua nhà: Đây là nhu cầu vay chiếm số luợng khách hàng lớn nhất, tuy nhiên so với các ngân hàng khác thì sản phẩm cho vay mua nhà của SeABank chua đáp ứng đuợc số luợng ngày càng đông của khách hàng. Cụ thể về tài sản đảm bảo là bất động sản hình thành trong tuơng lai cần ký hợp đồng hợp tác liên kết giữa Ngân hàng và Chủ đầu tu trong khi không phải Chủ đầu tu nào cũng đồng ý ký liên kết, nhu thế nhiều khách hàng mua chung cu, thu nhập tốt lại không thể tiếp cận đuợc vốn.Vì thế ngân hàng
cần có chính sách mạnh dạn hơn trong việc liên kết với chủ đầu tư các dự án bất động sản để có thể mở thêm được đối tượng cho ngân hàng mà chi phí bỏ ra lại không nhiều bằng việc tìm kiếm khách hàng có sổ đỏ.
Song song với đó cần phải cân đối nguồn lực hiện có của ngân hàng với việc phát triển tín dụng sao cho thật hiệu quả, với số lượng nhân viên ít không nhất thiết phải triển khai hết các sản phẩm của hội sở, nên đánh giá lại các sản phẩm phù hợp với điều kiện với địa bàn của chi nhánh, tránh tình trạng triển khai dàn trải gây lãng phí nguồn lực mà hiệu quả đem lại không cao. Ngân hàng có thể tham khảo các sản phẩm dịch vụ của các nước phát triển tuy nhiên không thể sao chép một cách máy móc mà phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của khác hàng và điều kiện thực hiện của chính ngân hàng để có thể đưa ra các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng thị trường, từng giai đoạn cần phải thực hiện nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ, chính xác.
3.3.3.2. Cải tiến quy trình nghiệp vụ phù hợp hơn với yêu cầu
Cho vay khách hàng cá nhân là các khoản vay có độ rủi ro cao, do đó các yếu tố mang tính chủ quan trong quá trình thẩm định duyệt vay. Hiện nay, chi nhánh Hà Đông vẫn còn tồn tại tình trạng chuyên viên quan hệ khách hàng phải đảm nhận nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giám sát khoản vay, thu nợ, nên không thể tránh khỏi những sai sót. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cần phải thực hiện việc chuyên môn hóa trong hoạt động. Ngân hàng cũng nên nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân theo hướng tăng thêm các tiêu chí giúp cho chuyên viên quan hệ khách hàng đánh giá khách hàng một cách chi tiết tỉ mỉ hơn. Xây dựng hệ thống thu nhập cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời kết hợp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, hỗ trợ khâu xét duyệt tín
dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp theo dõi, nhận dạng, kiểm soát rủi ro trong phê duyệt tín dụng. Đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chính sách khách hàng, chính sách tín dụng phù hợp với từng địa bàn, từng chi nhánh.
Ngoài ra, phải phân công nhân sự quản lý khách hàng để thuờng xuyên giám sát các khoản vay nhằm đảm bảo việc vay vốn đuợc sử dụng đúng mục đích. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay cần đuợc tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, cán bộ theo dõi khách hàng cần thu thập bổ sung hoàn chình hồ sơ sau cho vay nhằm đảm bảo các khoản nợ vay đuợc giám sát chặt chẽ, thu hồi nợ kịp thời.
Ngân hàng có thể áp dụng việc thuê ngoài một số công đoạn. Hiện nay SeABank đang hợp tác liên kết với Công ty TNHH Tu vấn và Thẩm định giá Thành Công để định giá tài sản đảm bảo. Việc liên kết với công ty thẩm định giá độc lập giúp việc định giá tài sản đảm bảo đuợc khách quan, tránh việc định giá quá cao gây rủi ro cho ngân hàng hoặc định giá quá thấp dẫn đến không đáp ứng đuợc nhu cầu vay của khách hàng đồng thời giảm bớt đuợc trách nhiệm cho nhân viên quan hệ khách hàng trong khâu thẩm định. SeABank có thể thuê công ty nghiên cứu thị truờng để tìm kiếm nhu cầu và chăm sóc khách hàng. Thành lập một bộ phận hỗ trợ tín dụng để thực hiện các khâu nhu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo, làm việc với các cơ quan chức năng nhu UBND, phòng tài nguyên môi truờng...nhằm tạo một hình ảnh chuyên nghiệp đồng thời giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên tín dụng nhu hiện nay. Với số luợng sản phẩm nhiều nhu hiện nay và số luợng nhân lực hiện có tại chi nhánh để đạt đuợc hiệu quả tín dụng thì việc tuyển thêm và sắp xếp lại cơ cấu là điều nên làm. Để thực hiện cần phải:
trong các lĩnh vực này.
+ Điều chỉnh lại quy trình hợp tác giữa các bộ phận với nhau theo huớng đơn giản hóa bằng cách giảm bớt các buớc trình hồ sơ, báo cáo không cần thiết.
+ Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn khách nhau tùy thuộc sự thay đổi của thị truờng mục tiêu.
3.3.3.3. Có chính sách về lãi suất linh hoạt hơn
Lãi suất chính là giá cả của sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Đối với ngân hàng, yếu tố lãi suất đuợc xem là yếu tố linh hoạt vì ngân hàng có thể thay đổi lãi suất so với biến động của thị truờng một cách phù hợp. Tuy nhiên, sự thay đổi lãi suất lại chịu sự điều tiết, kiểm soát của NHNN nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với khách hàng cá nhân, họ thuờng quan tâm đến số tiền mình phải trả cho khoản vay, thông thuờng lãi suất áp dụng cho khách hàng cá nhân thuờng cao hơn so với doanh nghiệp, ngân hàng cần thực hiện việc trao quyền thỏa thuận lãi suất cho chuyên viên quan hệ khách hàng để thỏa thuận với khách hàng trong biên độ cho phép thay vì cứng nhắc nhu hiện nay. Mặt khác, mặc dù lãi suất của SeABank không cao hơn so với các ngân hàng khác song lại không có chiêu thức marketting về lãi suất để kích thích khách hàng mà vẫn theo lối mòn truyền thống. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chi nhánh cần đề xuất với Hội sở hai phuơng án: một là để Chi nhánh tự phán quyết về lãi suất miễn sao đem lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng, hai là, Hội sở đua ra chính sách marketing về lãi suất hợp lý hơn ví dụ nhu ban hành các mức lãi suất trong một tháng, ba tháng, sáu tháng hay một năm đầu sử dụng dịch vụ. Làm đuợc nhu vậy thì hiệu quả việc marketing lãi suất sẽ cao hơn rất nhiều.
Cần cân nhắc lại việc thông báo cho khách hàng khi có biến động giảm của lãi suất, tránh những thắc mắc và khiếu nại của khách hàng dẫn đến tình
trạng mất đi những khách hàng tốt đồng nghĩa với việc lại mất thêm nhiều chi phí để tìm khách hàng mới để bù đắp.
3.3.3.4. Nâng cao chất lượng cán bộ
Ngân hàng cần bỏ ra nhiều kinh phí để đào tạo và đào tạo lại nhằm giúp cán bộ có đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra ngân hàng cần còn có những cơ chế tiền lương, tiền thưởng... nhằm khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả
3.3.3.5. Cải tiến công nghệ
Công nghệ hiện đại góp phần tại nên sự thuận tiện, nhanh chóng và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng, với công nghệ hiện đại có thể giúp ngân hàng có thể thẩm định khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất có thể, rút ngắn thời gian quy trình của việc cấp tín dụng, từ đó tiết kiệm được chi phí, quản lý khách hàng tốt hơn và tăng số lượng giải quyết các khoản vay, tạo điều kiện mở rộng tín dụng
Tóm lại, để hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông đạt hiệu quả tốt thì nỗ lực riêng của chi nhánh là chưa đủ. Sự phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền là rất quan trọng, những thay đổi cải cách trong hoạt động của các cơ quan chức năng sẽ giúp cho SeAbank Hà Đông thực hiện có hiểu quả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân hạn chế và dựa trên định hướng phát triển của SeABank, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng. Những giải pháp nêu ra cần thực hiện và triển khai một cách đồng bộ nhằm thực hiện được chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của SeABank Hà Đông trên địa bàn Hà Nội.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ đuợc thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân từ đó đua ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại SeABank Hà Đông, luận văn đã phần nào làm rõ đuợc các vấn đề sau:
Phần một, luận văn đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng khách hàng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng cá nhân với các chủ thể trong nền kinh tế; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Đồng thời luận văn cũng đã nghiên cứu và đua ra kinh nghiệm về tín dụng khách hàng cá nhân của một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân cho NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông nói riêng.
Phần hai, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của SeAbank Hà Đông với các vấn đề nhu: Các sản phẩm tin dụng cá nhân đang triển khai, thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhan trong giai đoạn từ 2015-2017, đồng thời cũng nêu lên đuợc những hạn chế cần khắc phục. Luận văn cũng nêu và phân tích đuợc nguyên nhân của những tồn tại đó
Phần ba, trên cơ sở phân tích nguyên nhân hạn chế và dựa trên định huớng phát triển của SeABank, luận văn đua ra các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng. Những giải pháp nêu ra cần thực hiện và triển khai một cách đồng bộ nhằm thực hiện đuợc chiến luợc trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của SeABank trên địa bàn Hà Nội.
khách hàng cá nhân tại đơn vị học viên công tác. Luận văn còn nhiều mặt hạn chế rất mong đuợc sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông năm 2015, 2016, 2017.
2. Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông năm 2015, 2016, 2017.
3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Hà Đông năm 2015, 2016, 2017.
4. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mai, NXB Thống kê.
5. NGND-PGS-TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Dân trí.
6. Nguyễn Kim Anh (2004), Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Như Thủy (2015), Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sỹ kinh
tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Hưng (2003), Giải pháp hoàn thiện quy chế đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh
tế, Đại
học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
9. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
10.Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB lao động, Hà Nội.
13.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017
14.TS. Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
15.Trần Thị Hồng Hạnh (1996), Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt
Nam, Luận
án Tiến sỹ kinh tế.
16. Trần Thị Xuân Hương (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP HCM.