Cùng với quá trình phát triển toàn diện về kinh tế xã hội hiện nay ở địa phương, những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho công tác tổ chức quản lý thu thuế sẽ cao hơn, nặng nề hơn. Điều này đòi hỏi trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế phải không ngừng được nâng lên về mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra trong công tác quản lý thu thuế.
Từ thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế ở Cục thuế, xin nêu ra một số giải pháp:
Thứ nhất, công tác đào tạo và đào tạo lại bao gồm cả về mặt kiến thức lý thuyết và kiến thức thực tế, theo đó phải bố trắ nguồn cán bộ hiện có phù hợp
với yêu cầu công việc, để đào tạo cho đúng đối tượng. Việc nâng cao nhận thức, trình độ cán bộ có thể bắt đầu ngay từ các đội thuế thông qua việc thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, cập nhật thông tư, văn bản mới của ngành về quy trình, nghiệp vụ, về tư tưởng nhận thức của cán bộ đối với các chắnh sách thuế khi triển khai thực hiện. Đồng thời, có các buổi thảo luận theo chuyên đề về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, về các trường hợp, vướng mắc thực tế phát sinh hay về kinh nghiệm nghề nghiệp khi làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ... Cũng từ các đơn vị cơ sở này, có thể lấy phiếu trưng cầu ý kiến về nhu cầu được đào tạo của cán bộ làm công tác thuế trong từng lĩnh vực, trên cơ sở đó sẽ xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn công tác.
Thứ hai, tuỳ theo đặc điểm riêng có của từng phòng, cũng như trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ thuế để có hướng đào tạo và đào tạo lại hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.
Thứ ba, công tác đào tạo cũng cần gắn với việc phân loại đối tượng nộp thuế, khu vực các doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh doanh cá thể để xây dựng những nội dung đào tạo cho phù hợp với đặc thù quản lý.
Thứ tư là, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức, có trình độ chuyên môn sâu cả về lý thuyết và thực tế, trang bị cho họ các kiến thức bổ trợ như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng truyền tải kiến thức tới người nghe. Bên cạnh đó, có thể tổ chức các cuộc thi, hội thi giảng viên kiêm chức giỏi, cán bộ thuế giỏi, nhằm phát huy tinh thần thi đua học tập, động viên khuyến khắch kịp thời những cán bộ có thành tắch trong công tác đào tạo và học tập của ngành, tạo nên một đội ngũ giảng viên kiêm chức có trình độ đáp ứng với yêu cầu của việc đào tạo cán bộ ngay tại cơ sở.
Thứ năm là, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, dành nhiều kinh phắ cho công tác đào tạo; có chế độ khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối
với đội ngũ giảng viên kiêm chức, cũng như công chức thuế giỏi, để tạo nên môi trường mà ở đó, người cán bộ thuế luôn muốn học hỏi, muốn đổi mới, nhiệt tình và tâm huyết với ngành. Có như vậy mới có một đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, chuyên nghiệp, đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách và hiện đại hoá hệ thống.
Thứ sáu là, cần có chế độ khen thưởng, phạt chắnh đáng nhằm động viên cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm nhằm hạn chế các hiện tượng luỹ thoái về đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ.
Tóm lại: Để công tác quản lý thuế đối với DNNQD ở Cục thuế thành phố Hà Nội nói riêng đạt hiệu quả cao thì cần phải có nền kinh tế phát triển toàn diện, 1 xã hội ổn định văn minh: ở đó mọi người dân đều có ý thức chấp hành pháp luật thì tất thảy công việc thu thuế sẽ trở lên dễ dàng. Vậy giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác quản lý thuế:
- Phải phát triển nền kinh tế thật ổn định vì ở đó sẽ đảm bảo cho giá cả ở khâu sau cao hơn khâu trước, khi đó thuế đầu ra thường xuyên lớn hơn thuế đầu vào. Như vậy thì hiện tượng hoàn thuế hầu như không xảy ra.
- Nhà nước phải vững mạnh về mặt tư tưởng chắnh trị đường lối thì mới có thể quản lý được nền kinh tế bằng pháp luật. Như vậy các chắnh sách thuế mà Nhà nước đưa ra mới đi vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
- Các cơ sở kinh doanh đều phải thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán phải thống nhất và hoá đơn chứng từ phải được sử dụng trong mọi giao dịch... muốn vậy thì cơ quan thuế phải khuyến khắch các doanh nghiệp thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng qui định của Nhà nước.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng các cán bộ quản lý thu thuế
- Tăng cường công tác phổ biến pháp luật về thuế cho mọi công dân có thể đưa ra các chương trình giáo dục về thuế vào trong các trường học để
ngay từ nhỏ, mọi công dân đều biết đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân.
- Trang bị công nghệ kỹ thuật hiện đại cho cơ quan thuế để tin học hoá trong việc quản lý thu thuế.
3.2.7 Tiếp tục tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa ngành thuế với các cấp ngành có liên quan trong công tác quản lý thu thuế
Phối hợp với chắnh quyền các cấp, các ngành chủ quản để kịp thời nắm chắc số lượng có đăng ký kinh doanh, số lượng các doanh nghiệp giải thể, phá sản, sáp nhập, chia tách, ngừng hoạt động, mở thêm chi nhánh, thay đổi địa điểm kinh doanh hay bỏ trốn ... trên cơ sở đó ngành thuế nhanh chóng đưa tất cả các đối tượng này vào ống kắnh quản lý
Tăng cường phối hợp với các ngành tài chắnh, kho bạc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, chế độ quản lý tài chắnh, thu nộp thuế nhanh gọn, kịp thời, đầy đủ.
Phối hợp với ngân hàng để xác định tình hình hoạt động, doanh thu phát sinh của các doanh nghiệp, tài khỏan tiền gửi ở ngân hàng để khấu trừ thuế, tiền phạt trong trường hợp dây dưa chây ỳ tiền thuế.