Cơ chế tự khai, tự nộp các loại thuế tạo ra quyền tự quyết rất cao cho đối tượng nộp thuế nhưng trách nhiệm cũng không thấp. Trong các sắc thuế hiện hành, việc tự khai, tự nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp. Bởi lẽ, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, trong đó, đặc biệt quan trọng là Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chắnh hiện nay còn có quá nhiều nội dung chỉ định tắnh, không định lượng; còn quá nhiều vấn đề về việc xác định Ộsai hay đúngỢ Ộcho hay không choỢ phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ, công chức thuế khi kiểm tra, thanh tra. Với cơ chế tự khai, tự nộp, nếu tự khai số thuế phải nộp thấp hơn số được xác định khi kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu và bị phạt với mức phạt rất nặng. Khi đó, chắc chắn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp bị phạt oan, thậm chắ có thể dẫn đến phá sản vì số bị phạt sẽ được Ộcộng dồnỢ trong vài ba năm thậm chắ đến 5 năm vì việc kiểm tra, thanh tra thuế cũng thường được Ộdồn toaỢ như vậy.
Để thực hiện tốt Luật quản lý thuế và tránh tình trạng bị sai phạm và bị phạt lớn bởi ngành Thuế là mục tiêu tối thượng của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh .
Để thực hiện được mục tiêu đó, có những việc rất cần làm sau đây:
Một là, ỘHãy tự cứu mình, trước khi trời cứuỢ bằng cách kiện toàn bộ máy kế toán doanh nghiệp. Đây là khâu quan trọng nhất để tránh ỘđònỢ trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế nhưng cũng là khâu yếu nhất của khá nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNQD trong những năm vừa qua. Đừng để bị chết oan do không biết, không nắm rõ những quy định của pháp luật về thuế. Khi chưa chuẩn bị được nhân sự về kế toán đáp ứng yêu cầu, hãy mạnh dạn sử
dụng dịch vụ kế toán, tư vấn tài chắnh của những công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực này để bảo đảm an toàn đến mức cao nhất.
Hai là, xoá bỏ ngay thói quen phải trốn thuế, gian lận về thuế trong kinh doanh. Trong những năm qua, do pháp lý về thuế còn có những kẽ hở, nên trốn thuế, lách thuế đã trở thành một tâm lý thường trực của không ắt chủ doanh nghiệp. Với những công cụ và chế tài được ngành thuế áp dụng, hậu quả của việc trốn thuế, gian lận về thuế sẽ là rất lớn. Khi đó, Ộlợi bất cập hạiỢ sẽ là điều chắc chắn.
Ba là, phải nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về lĩnh vực kế toán của chủ doanh nghiệp bằng cách tham gia các khoá học tập huấn về kế toán thuế, luật thuế ... Bởi lẽ chủ doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu kê khai với cơ quan thuế, nếu họ không hiểu biết về kế toán và chắnh sách thuế thì khó có thể kiểm tra, kiểm soát được công việc mà bộ phận kế toán làm. Chắnh vì thế, sẽ xảy ra những lỗi đáng tiếc do thiếu hiểu biết của bộ phận kế toán gây ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có hiểu biết về kế toán và chắnh sách thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nêu lên được mục tiêu và quan điểm trong công tác quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế cụ thể trong bốn chức năng chắnh là: tuyên truyền và hỗ trợ, kê khai kế toán thuế, công tác quản lý nợ, công tác kiểm tra thuế. Mặt khác cũng nêu được giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu quản lý thuế.
Đồng thời nêu lên một số kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý thuế trên cả 3 mặt: cơ quan Nhà nước, cơ quan thuế và trên giác độ đối tượng nộp thuế.
KẾT LUẬN
Qua các nội dung phân tắch ở trên có thể đưa ra một vài các kết luận chắnh sau:
Thứ nhất, công tác quản lý thuế trước khi luật quản lý thuế có hiệu lực bộc lộ rất nhiều bất cập như: các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, rời rạc, không thống nhất; các chức năng trong cơ chế tự khai tự nộp chưa được thể hiện rõ; các quy trình quản lý thuế chưa sát với thực tế.
Sau khi luật quản lý thuế đi vào đời sống, những bất cập trên phần nào đã được giải quyết như: các văn bản hướng dẫn đã rõ ràng, thống nhất hơn.
Thứ hai, Hà Nội là địa bàn trung tâm của Thủ đô, nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công tác quản lý thuế trong thời qua tuy đã có nhiều sự thay đổi tắch cực nhưng cũng bộc lộ một vài hạn chế và bất cập như: nạn buôn bán hóa đơn vẫn còn phổ biến, tình trạng các doanh nghiệp nợ thuế vẫn còn nhiều.
Thứ ba, qua các bất cập trong công tác quản lý thuế tại địa bàn thành phố Hà Nội, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế cần phải tiến hành đồng thời 4 giải pháp gắn với chức năng cụ thể như: phải nâng cao chất lượng của cán bộ; kiện toàn công tác kiểm tra; nâng cao hiệu quả thực tế cho cho công tác hỗ trợ và tuyên truyền; hoàn thiện công tác kê khai thuế để giảm các thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ tư, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên ba giác độ: cơ quan Nhà nước- người ban hành chắnh sách, ngành thuế- người thực thi công tác quản lý thuế, và đối tượng nộp thuế.
1. Bộ tài chắnh ( 2007), Cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Hà nội.
2. Bộ tài chắnh( 2009), Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chắnh thuế, Hà Nội.
3. Cục tin học và thống kê tài chắnh (2012), Ngành thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế, Hà Nội.
4. Cục thuế TP Hà Nội (2010), Tổng kết công tác thuế năm 2009, Hà Nội.
5. Cục thuế TP Hà Nội (2011), Tổng kết công tác thuế năm 2010, Hà Nội.
6. Cục thuế TP Hà Nội (2012), Tổng kết công tác thuế năm 2011, Hà Nội.
7. Cục thuế TP Hà Nội (2011), Chuyên đề công tác kiểm tra thuế, Hà Nội.
8. Cục thuế TP Hà Nội (2011), Chuyên đề công tác quản lý nợ thuế, Hà Nội.
9. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
10.Tạp chắ kế toán (2011), Cải cách hành chắnh ngành thế: DN là trung tâm,
Hà Nội
11.Tạp chắ kế toán (2012), Một vài giải pháp góp phần nâng cao tắnh khả thi của chắnh sách thuế ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
12.Tạp chắ kế toán(2009), Định hướng cải cách chắnh sách thuế của Việt Nam, Hà Nội.
13.Tổng cục thuế( 2007), Luật quản lý thuế: Những tác động mạnh mẽ, Hà Nội.
14.Tổng cục thuế( 2007), Tài liệu tập huấn Chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2010, Hà Nội.
15.Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước CHXHCNVN
16.Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế
17.Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14/7/2010
hướng dẫn về trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và ban hành quy trình thanh tra kiểm tra
19.Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chắnh Phủ về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2010-2020.
20.Công văn số 8116/CT-Ttr ngày 2/12/2010 của Cục thuế Hà Nội về việc xây dựng hướng dẫn kế hoạch thanh tra kiểm tra và lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế năm 2011.