3.3.2.1. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế
Phải tổ chức bộ máy quản lý thuế nhằm mục tiêu tổ chức thực thi tốt các chắnh sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống chắnh sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu
hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống chắnh sách thuế hiện hành cũng như hệ thống quản lý thuế trong tương lai.
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy được thực hiện theo lộ trình thắch hợp, bảo đảm bộ máy quản lý thuế gọn nhẹ, tinh giản, vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế. Song không gây xáo trộn công tác quản lý của ngành và bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách.
3.3.2.2. Nâng cao năng lực cán bộ thuế
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo tắnh chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá phân loại và bồi dưỡng cán bộ.
Rà soát việc phân bổ nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế trong toàn ngành, đánh giá phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác...Trên cơ sở đó, cơ cấu lại đội ngũ công chức, bảo đảm tập trung nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế chủ yếu: Tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT, xử lý tờ khai và xử lý dữ liệu về thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ; thanh kiểm tra thuế, phát triển tin học ...; giảm thiểu nhân lực đối với bộ phận phục vụ.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ công chức thuế.
Xây dựng hệ thống chương trình và giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ thuế phù hợp với từng công chức, từng loại hình bồi dưỡng và thực hiện thống nhất trong cả nước.
Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm nghiệm đủ trình độ đảm đương công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức toàn ngành.
Lựa chọn cán bộ thuế trẻ có kiến thức có ngoại ngữ, tâm huyết, đổi mới gửi bồi dưỡng chuyên sâu tại các nước tiên tiến trong khu vực.
để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả tốt đáp ứng yêu cầu sự phát triển kinh tế thì yêu cầu đặt ra với các ĐTNT là gì?