Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN lý cảm xúc của học SINH TRUNG học cơ sở TRONG GIAO TIẾP với CHA mẹ (Trang 62 - 64)

Sự thay đổi tâm lý tuổi dậy thì: lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với sự thay đổi nhiều về tâm lý, các em luôn muốn trở thành người lớn, mong muốn được tự khẳng định bản thân, được cư xử như người lớn, muốn thể hiện và khẳng định cái tôi với bạn bè. Bước sang lứa tuổi này các em có sự thay đổi trong cách nhìn nhận người khác khi họ đánh giá mình. Bản thân các em cũng có sự tự đánh giá cho nên

khi người lớn không tôn trọng các em thường có thái độ khó chịu, trong những trường hợp khi bị áp đặt của người lớn lên bản thân mình, các em chưa có sự tập trung khi người khác góp ý cộng thêm thái độ nghi ngờ những điều người lớn nói làm cho sự tiếp thu của các em cũng kém hơn lứa tuổi khác.

Sức khỏe thể chất và tinh thần: Yếu tố sức khỏe bao gồm cả yếu tố thể chất và tinh thần. Để đảm bảo cho quá trình học tập và rèn luyện, học sinh trung học cơ sở trước hết cần một sức khỏe về thể chất tốt. Tuổi dậy thì với sự thay đổi trong cơ thể khiến cho khả năng học tập và rèn luyện bị giảm sút nếu không có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, hệ thần kinh phát triển chưa ổn định với quá trình hưng phấn phát triển mạnh, chiếm ưu thế, còn các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm nên các em không làm chủ được cảm xúc, không kiềm chế được xúc động mạnh.

Đặc điểm khí chất: Khí chất là đặc điểm chung nhất của mỗi con người, là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở mỗi cá thể. Khi quan sát cho thấy có người nhanh nhẹn, hoạt bát; có người thể hiện sự chậm chạp, điềm tĩnh; có người thì cởi mở, lạc quan dễ tiếp xúc với người xung quanh; có người thì lại kín đáo, ít cởi mở... Những biểu hiện đó phản ánh sắc thái tâm lý của cá nhân về cường độ, vận tốc của động tác, cử chỉ. Những biểu hiện bên ngoài của mọi hoạt động tâm lý đều mang tính độc đáo của khí chất. Có 4 kiểu khí chất cơ bản: sôi nổi, linh hoạt, ưu tư và điềm tĩnh, vì vậy nên khí chất khác nhau sẽ có cách phản ứng trước mọi sự việc là khác nhau.

Khả năng học hỏi của cá nhân học sinh: Việc học hỏi không chỉ trong học tập mà còn là các kỹ năng đặc biệt là trong chương trình kỹ năng sống, học hỏi các kỹ năng để trang bị cho quá trinh học tập và đời sống của học sinh trung học cơ sở, việc trang bị kiến thức cho bản thân mình, khả năng trau dồi vốn tri thức là một phần quan trọng đối với học sinh trung học cơ sở. Do đó khả năng học hỏi của cá nhân là một yếu tố đánh giá cá nhân cũng như ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở.

Vốn kinh nghiệm sống: Với sự trải nghiệm cuộc sống còn ít, các em còn ngồi trên ghế nhà trường, sống phụ thuộc vào gia đình nên chưa có sự tiếp xúc nhiều với

43

môi trường xã hội. Các em chủ yếu giải quyết các tình huống và vấn đề gặp phải theo bản năng hay theo cách mà các em quan sát được từ gia đình hay môi trường mà chưa có những hiểu biết khách quan về vấn đề đó. Vốn kinh nghiệm các em tích lũy chính trong thời gian này là thông qua các hoạt động chủ đạo: học tập, giao tiếp với bạn ngang hàng.

Yếu tố hoạt động cá nhân: là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Yếu tố hoạt động cá nhân ở trong nghiên cứu của em nhấn mạnh đến tính chủ động, tính tích cực học tập, tìm tòi tri thức khoa học cụ thể. Với học sinh độ tuổi này, lứa tuổi còn nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức khá thụ động, ngoài giờ học trên lớp và sau khi hoàn thành bài tập về nhà các em muốn vui chơi nhiều hơn là dành thời gian để tìm hiểu những tri thức mới, các trường trung học cơ sở ở nhiều nơi chưa có điều kiện, cơ sở vật chất và các câu lạc bộ hay chương trình dạy kỹ năng sống để học sinh được tham gia học tập, tìm hiểu.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN lý cảm xúc của học SINH TRUNG học cơ sở TRONG GIAO TIẾP với CHA mẹ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w