Học sinh tự đánh giá khả năng quản lýcảm xúc của bản thân trong

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN lý cảm xúc của học SINH TRUNG học cơ sở TRONG GIAO TIẾP với CHA mẹ (Trang 80 - 131)

THCS trong giao tiếp với cha mẹ

2.2.1. Học sinh tự đánh giá khả năng quản lý cảm xúc của bản thân tronggiao tiếp với cha mẹ giao tiếp với cha mẹ

Nghiên cứu về thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh bước đầu được tìm hiểu qua kỹ năng tự đánh giá chính học sinh. Qua câu hỏi “Em tự đánh giá như thế nào về khả năng quản lý cảm xúc của bản thân trong giao tiếp với cha mẹ?”, kết quả được thể hiện ở bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Tự đánh giá của học sinh về kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân

Lớp Rất tốt Tần số Lớp 6 7 Lớp 7 16 Lớp 8 26 Lớp 9 4 Tổng 53 Nhận xét bảng 2.8:

Từ bảng 2.8 này cho thấy rằng học sinh trung học cơ sở đã có sự quan tâm đến việc quản lý cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên sự quan tâm này không cao, ở bốn khối lớp 6, 7, 8, 9 đều có ĐTB ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,46), các em đánh giá mình quản lý cảm xúc ở mức bình thường. Sự tự đánh giá này có chêch lệch giữa các khối lớp. Cụ thể, khối 6 cao hơn ba khối còn lại (ĐTB = 2,75), thấp nhất là khối 8 (ĐTB = 2,20).

Mức độ tự đánh giá quản lý cảm xúc của học sinh khối 6 ở mức cao nhất với ĐTB = 2,75 cao hơn các khối còn lại từ 0,07 – 0,55. Thấp nhất là khối 8 với ĐTB =

53

2,20, kỹ năng quản lý cảm xúc thấp hơn khối 6 là 0,55. Lên đến lớp 9, kỹ năng quản lý cảm xúc cao hơn, ĐTB = 2,68.

Nhìn vào số liệu trên ta thấy, mức độ quản lý cảm xúc của học sinh vào năm học lớp 7, 8 có sự chêch lệch hẳn so với lớp 6 và lớp 9. Ở giai đoạn lớp 6, suy nghĩ của các em vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ba mẹ nên không biểu lộ nhiều mâu thuẫn, cảm xúc không quá cao trào và các em vẫn quản lý được cảm xúc, nhưng khi lên lớp 7 và lớp 8 lúc này do đang trong giai đoạn đỉnh điểm của khủng hoảng tuổi dậy thì các em gặp nhiều mâu thuẫn trong giao tiếp với cha mẹ. Đến năm học lớp 9, khả năng nhìn nhận và đánh giá bản thân và người xung quanh của các em dần ổn định. Từ đó, các em suy nghĩ chín chắn hơn và có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn, đã dần biết điều chỉnh hành vi bản thân sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội nên khả năng quản lý cảm xúc cũng cao hơn khối lớp 7 và 8.

2.2.2. Các lĩnh vực học sinh THCS thường không quản lý được cảm xúc của mình

Tìm hiểu về các vấn đề học sinh khó kiểm soát cảm xúc, đề tài xoay quanh các nhóm vấn đề chính sau: nhận thức về hình thức bề ngoài; cách sử dụng thời gian; quan hệ bạn bè của con; vấn đề sử dụng tiền của con; cách ứng xử trong gia đình của con; sở thích – hứng thú của con; vấn đề học tập của con với 14 nội dung nhỏ được liệt kê ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Các lĩnh vực học sinh THCS thường không quản lý được cảm xúc của mình trong giao tiếp với cha mẹ

Không bao giờ Lĩnh vực Định hướng nghề nghiệp

54 Không bao giờ Lĩnh vực hoặc kết quả học tập. Cách sử dụng tiền bạc. Mối quan hệ với bạn cùng giới. Mối quan hệ với bạn khác giới. Tâm sinh lý tuổi dậy thì. Phân bố thời gian cá nhân. Sở thích cá nhân Quan hệ họ hàng Sở thích, thói quen cá nhân.

bị công

55 Không bao giờ Lĩnh vực nghệ Công việc nhà. Riêng tư cá nhân Vấn đề liên quan đến mức độ tình cảm giữa cha mẹ và con cái Cách ăn mặc Nhận xét bảng 2.9:

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt về nhận thức giữa cha mẹ cà con cái trong các vấn đề này, đã có những cảm xúc tiêu cực và khó kiểm soát ở học sinh trung học cơ sở. Nổi bật nhất là nhóm sở thích – hứng thú bao gồm sở thích, thói quen cá nhân, cách sử dụng thiết bị công nghệ, sở thích cá nhân đều lần lượt nằm ở thứ tự cao là 1, 3 và 5 với điểm trung bình ở mức độ cao. Riêng nội dung về riêng tư cá nhân học sinh cho rằng mình không gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc và đã xếp thứ hạng nội dung này ở thứ hạng 12, ĐTB = 2,97, mức độ trung bình.

không có nhiều điểm mâu thuẫn, xếp hạng 14.

56

Nhóm tiếp theo về học tập với nội dung định hướng nghề nghiệp hoặc kết quả học tập xếp hạng 4, ĐTB = 3,51.

Ba nhóm còn lại xếp thứ hạng không cao, học sinh đều cho rằng mình không gặp khó khăn trong. Nhóm vấn đề về ứng xử trong gia đình với các nội dung công việc nhà, mức độ tình cảm cha mẹ và con cái, quan hệ họ hàng lần lượt xếp hạng 6, 7, 8. Nhóm nhận thức về hình thức bề ngoài như cách ăn mặc xếp thứ 9. Nhóm mà học sinh về nhóm sử dụng tiền bạc xếp hạng 10. Nhóm cách sử dụng thời gian xếp hạng 11.

Như vậy, có sự đối lập gay gắt giữa cha mẹ và con cái về hứng thú, sở thích, về mối quan hệ và học tập. Cha mẹ dành nhiều sự quan tâm đến sở thích, thói quen bởi nó ảnh hưởng đến nhân cách và thành quả học tập của các em. Điều này sẽ khiến cho cha mẹ và con cái dễ nảy sinh xung đột. Khi nảy sinh tranh cãi liên quan đến các vấn đề trên, học sinh cảm thấy mình không thể quản lý cảm xúc bản thân tốt, điều này làm tăng xung đột trong các cuộc giao tiếp. Nắm bắt được các chủ đề nhạy cảm của các em và và đưa hướng giao tiếp phù hợp với tâm lý lứa tuổi là điều cha mẹ cần lưu tâm. Khi có sự cảm thông nơi cha mẹ dành cho con, hiểu con chưa có nhiều trải nghiệm cũng như sự trưởng thành về suy nghĩ, hiểu con chưa ý thức được hết lý do cho những hành động của cha mẹ sẽ giúp cha mẹ bao dung và dễ dàng hướng con đến cảm xúc tích cực trong giao tiếp.

2.2.3. Các lĩnh vực học sinh THCS thường không quản lý được cảm xúc của mình theo giới tính

Bảng 2.10. Các lĩnh vực học sinh THCS thường không quản lý được cảm xúc của mình theo giới tính

Các lĩnh vực

Định hướng nghề nghiệp hoặc kết quả học tập.

Cách sử dụng tiền bạc.

Mối quan hệ với bạn cùng giới. Mối quan hệ với bạn khác giới.

57

Tâm sinh lý tuổi dậy thì. Phân bố thời gian cá nhân. Sở thích cá nhân

Quan hệ họ hàng

Sở thích, thói quen cá nhân Sử dụng các thiết bị công nghệ Công việc nhà.

Riêng tư cá nhân

Vấn đề liên quan đến mức độ tình cảm giữa cha mẹ và con cái Cách ăn mặc

Qua bảng 2.10 cho thấy:

Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong từng vấn đề quản lý cảm xúc. Điều này nhận thấy rõ khi kiểm định T-test so sánh hai mẫu độc lập (p = 0,001 < 0,05) cho thấy có sự khác biệt thống kê về giá trị trung bình ở hai nhóm học sinh nam và học sinh nữ.

Ở nữ, việc khó khăn trong quản lý cảm xúc luôn cao hơn nam. Trong đó học sinh nữ không kiểm soát được cảm xúc cao hơn ở mức độ thường xuyên xảy ra (ĐTB = 3,38), với nam thì tập trung ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTB = 3,13).

Trong tình huống giao tiếp giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ thường có xu hướng quan tâm và đặt kì vọng vào con trai nhiều hơn con gái. Một học sinh nữ lớp 8 nói rằng: “Ba em đầu tư rất nhiều vào em trai của em, ba cho nó đi học thêm tiếng anh, bóng rổ, còn em ba nói con gái không cần học nhiều, mỗi lần như vậy, em đều cảm thấy uất ức và tủi thân”. Sự phân biệt giữa nam và nữ vô tình dẫn đến nhiều vấn đề xung đột giữa con gái với cha mẹ.

Khi xem xét từng vấn đề quản lý cảm xúc, sự khác biệt này thể hiện ở từng nội dung. Trong đó có 2 nhóm có sự khác biệt lớn. Đầu tiên là vấn đề “cách ăn mặc”, mức độ học sinh nữ có mức độ khó quản lý cảm xúc khá cao, mức độ thường xuyên và rất thường xuyên có ĐTB = 3,54 cao hơn 0,7 so với nam. Điều này cũng có ý nghĩa có khoảng cách về nhận thức cách ăn mặc giữa cha mẹ với con gái ngày nay.

58

Trưởng thành trong những môi trường xã hội khác nhau, quan niệm về thời trang cũng thay đổi rất nhiều. Nhiều bậc cha mẹ khó chịu và chê bai cách ăn mặc, phong cách thời trang của con gái ngày nay. Trong khi đó, với con gái việc bắt kịp thời các xu hướng thời trang là một cách thể hiện cái tôi với bạn bè. Điều này dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con gái.

Thứ hai là “làm việc nhà”, con trai được cho là phải làm những việc quan trọng, to lớn nên cha mẹ thường ít quan tâm đến vấn đề con trai làm việc nhà. Ngược lại, con gái với chuẩn mực phụ nữ phương Đông: đảm đang, tháo vát như việc bếp núc, nhà cửa. Vì vậy khi giáo dục con, cha mẹ cũng thể hiện sự khác biệt trong phân chia việc nhà cho nam và nữ. Đối với học sinh nữ, đây là những việc hàng ngày cần hoàn thành, những xung đột dễ nảy sinh, ĐTB cho chủ để này ở nữ là 3,65, nam là 3,12 cao hơn nam 0,57.

Xếp thứ hạng các chủ đề, có sự tương đồng về thứ hạng ở một số nội dung giữa nam và nữ như “sở thích thói quen” cùng xếp hạng 1, định hướng nghề nghiệp xếp hạng 4, cách sử dụng tiền bạc đồng hạng 1. Bên cạnh đó, cũng có sự chênh lệch lớn về thứ hạng giữa nam và nữ ở các nội dung “cách ăn mặc”, “việc nhà”.

Tóm lại, cả nam và nữ đều có khó khăn trong việc quản lý cảm xúc bản thân khi giao tiếp với cha mẹ, nhưng ở nữ mức độ khó khăn đó cao hơn nam. Điều này cho thấy có sự khác biệt về cách cư xử của cha mẹ giữa con trai và con gái.

2.2.4. Các lĩnh vực học sinh THCS thường không quản lý được cảm xúc của mình theo lớp

Bảng 2.11. Các lĩnh vực học sinh THCS thường không quản lý được cảm xúc của mình theo lớp

Lĩnh vực

Định hướng nghề nghiệp hoặc kết quả học tập

Cách sử dụng tiền bạc

Mối quan hệ với bạn cùng giới Mối quan hệ với bạn khác giới

59

Tâm sinh lý tuổi dậy thì Phân bố thời gian cá nhân Sở thích cá nhân

Quan hệ họ hàng

Sở thích, thói quen cá nhân Sử dụng các thiết bị công nghệ Công việc nhà

Riêng tư cá nhân

Vấn đề liên quan đến mức độ tình cảm giữa cha mẹ và con cái Cách ăn mặc

Kết quả bảng số liệu 2.11 của 4 khối 6, 7, 8, 9 có thể thấy rõ học sinh các khối đều

rơi vào trạng thái không quản lý được cảm xúc ở mức độ trung bình đến cao với ĐTB từ 3,03 đến 3,39.

Nổi bật nhất là học sinh khối 6, các em cho rằng mình thường xuyên không quản lý được cảm xúc của bản thân trong các lĩnh vực được hỏi. Đặc biệt là các vấn đề là “mối quan hệ cùng giới” (ĐTB = 4,05), “sở thích thói quen” (ĐTB = 3,39) và “sử dụng các thiết bị công nghệ” (ĐTB = 3,87) đều ở mức độ thường xuyên. Ngoài ra, còn một số nội dung có mức độ không quản lý cảm xúc ở mức trung bình như cách ăn mặc, kết quả học tập, mối quan hệ họ hàng…. Đa phần học sinh trong giai đoạn này không quản lý được cảm xúc ở các lĩnh vực như mối quan hệ bạn bè, hứng thú – sở thích.

Ngược lại các em khối 7 lại cho rằng mình thỉnh thoảng không quản lý cảm xúc của bản thân, khó kiểm soát chỉ ra ở các nội dung học tập, phân bố thời gian.

Riêng khối 8 và khối 9, không có nhiều chênh lệch về quản lý cảm xúc. Các em đều cho rằng, mình chỉ thỉnh thoảng không quản lý được cảm xúc của bản thân. Đối với lớp 8, mức độ không kiểm soát chỉ xảy ra khi gặp mâu thuẫn về vấn đề kết hệ với bạn cùng giới, ở lớp 9 là sử dụng thiết bị công nghệ.

60

Như vậy, ở mỗi khối lớp đều có khó khăn về quản lý cảm xúc khi giao tiếp với cha mẹ. Khó khăn này không giống nhau giữa các khối lớp.

Có thể thấy các em bắt đầu bước vào giai đoạn thay đổi về thể chất, tâm sinh lý tuổi dậy thì, cái tôi phát triển mạnh mẽ, các em muốn được người lớn coi mình đã trưởng thành, muốn tự quyết định, làm theo sở thích nhưng đôi khi điều đó lại không được cha mẹ cho phép, khiến các em cảm thấy mình bị áp đặt, miễn cưỡng hoặc chống đối quyết định đó.

2.2.5. Biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ

Bảng 2.12. Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ

Kỹ năng thành phần

Kỹ năng nhận biết cảm xúc

Kỹ năng hiểu cảm xúc

Kỹ năng điều khiển cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc ĐTB chung 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 2.06 Tự đánh giá KN nhận biết cảm xúc

Biểu đồ 2.1. Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ

Từ bảng 2.12 và biểu đồ 1 ta thấy: Kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ nằm ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,15).

Xét theo các kỹ năng thành phần: Kỹ năng nhận biết cảm xúc là kỹ năng được học sinh thực hiện tốt nhất (ĐTB = 2,23), sau đó là kỹ năng hiểu cảm xúc (ĐTB = 2,12), kỹ năng điều khiển cảm xúc thấp nhất trong ba kỹ năng thành phần (ĐTB =2,09). Kỹ năng điều khiển cảm xúc đòi hỏi biết bộc lộ cảm xúc hoặc kiềm nén cảm xúc đúng đối tượng, đúng thời điểm nên đây cũng là kỹ năng khó để rèn luyện và cần được cải thiện nhiều nhất trong các kỹ năng thành phần của kỹ năng quản lý cảm xúc.

Xét theo các tiêu chí đánh giá kỹ năng:

 Xét về tiêu chí đánh giá kỹ năng qua tự nhận thức: các kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc đều nằm ở mức trung bình. Trong đó, kỹ năng nhận biết cảm xúc cao hơn vượt trội so so với kỹ năng điều khiển cảm xúc (ĐTB = 2,06 so với ĐTB = 1,88). Chúng ta dễ dàng nhận thấy: kỹ năng hiểu cảm xúc có điểm trung bình bằng điểm trung bình của hai kỹ năng thành phần còn lại.

 Xét về tiêu chí đánh giá kỹ năng qua tình huống, ta thu nhận được một kết quả hoàn toàn khác biệt với kết quả từ sự tự nhận thức của học sinh THCS. Cụ thể, kỹ năng hiểu cảm xúc và kỹ năng điều khiển cảm xúc của học sinh THCS thông qua tình huống gần như tương đương nhau (ĐTB lần lượt là 2,27 và 2,29), kỹ năng nhận biết cảm xúc của học sinh thông qua bài tập tình huống không những nằm ở mức độ cao (ĐTB = 2,41) mà còn vượt trội so với hai kỹ năng thành phần còn lại.

Để phân tích sâu hơn mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc thông quan các kỹ năng thành phần thì chúng ta phân tích cụ thể từng kỹ năng thành phần dưới đây.

2.2.5.1. Kỹ năng nhận biết cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ

Kỹ năng nhận biết cảm xúc của học sinh bao gồm: nhận diện cảm xúc của bản thân, nhận diện cảm xúc của người khác cụ thể trong đề tài này là trong giao tiếp với cha mẹ; và được thể hiện qua các câu hỏi tự đánh giá và bài tập tình huống được thể hiện trong bảng dưới đây:

63

Bảng 2.13. Kỹ năng nhận biết cảm xúc của học sinh THCS qua tự đánh giá

STT Tự đánh giá

Khi tôi bị điểm kém, tôi không thể

1 diễn tả được cảm xúc của mình lúc

đó như thế nào

2 Khi buồn, tôi có rất nhiều cảm xúc

lẫn lộn mà không thể gọi tên Khi có khúc mắc với cha mẹ, tôi

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN lý cảm xúc của học SINH TRUNG học cơ sở TRONG GIAO TIẾP với CHA mẹ (Trang 80 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w