Giáo dục gia đình: Các phong cách giáo dục trong gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở, tương ứng với từng phong cách giáo dục sẽ hình thành những đặc điểm tính cách khác nhau của đứa trẻ. Cụ thể là:
(1) Phong cách giáo dục độc đoán: Cha mẹ là người nắm mọi quyền lực và
quyết định đến tất cả các vấn đề của con cái, áp đặt mong muốn của mình lên đứa trẻ mà không cần quan tâm đến nhu cầu, sở thích của con cái nên những đứa trẻ sống trong gia đình này có thể đối xử với người khác giống như cách cha mẹ mình làm hoặc sống khép kín, thu mình, khó bộc lộ cảm xúcđối với các em kỹ năng quản lý cảm xúc thường không tốt.
(2) Phong cách giáo dục dân chủ, bình đẳng: Cha mẹ tôn trọng, lắng nghe ý
kiến, nhu cầu của con cái, có thể cùng trao đổi với con để đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất nhưng vẫn có những nguyên tắc, kỷ luật rõ ràng được lập ra, vì vậy nên những đứa trẻ sống trong môi trường này sẽ biết cách nhìn nhận đánh giá khách
44
quan, biết tìm kiếm sự trợ giúp để giải tỏa cảm xúc của mìnhđối với những em sống trong môi trường này thường có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn.
(3) Phong cách giáo dục tự do: Cha mẹ cho con cái tự quyết định những vấn
đề liên quan đến bản thân và được thoải mái sống theo nhu cầu của mình mà không có những nguyên tắc, kỷ luật chung nên chúng rất khó biết cách quản lý cảm xúc, thường những em học sinh sống trong môi trường này có kỹ năng quản lý cảm xúc ở mức độ trung bình.
Nhóm bạn: Trẻ em thường có xu hướng chơi theo nhóm đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì mối quan hệ bạn bè là mối quan hệ được coi trọng nhất trong lứa tuổi này. Các cách ứng xử, cách chơi, cách giao tiếp với các thành viên trong nhóm hoặc với nhóm khác có ảnh hưởng lớn đến từng thành viên trong nhóm. Đặc điểm của các nhóm trong lứa tuổi này mang đặc điểm khác biệt với các nhóm khác rất rõ nét, các em tập hợp nhóm khi cùng những điểm chung về tính cách, khí chất, sở thích hay đơn giản về kết quả học tập và xếp hạng học lực cùng nhau. Vì vậy, các em ở nhóm bạn nào thì sẽ có cách giải tỏa cảm xúc giống nhau.
45
Tiểu kết chương 1
Trên thế giới và tại Việt Nam, cảm xúc đã được nhiều tác giả nghiên cứu trên cả phương diện lí thuyết lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc rất ít, đặc biệt là kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh Trung học Cơ sở.
Dựa trên quan điểm của nhiều tác giả nghiên cứu về kỹ năng, cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc, tôi xin đưa ra quan điểm về kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh Trung học Cơ sở trong giao tiếp với cha mẹ như sau:
Kỹ năng quản lý cảm xúc là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân vào việc nhận diện, thể hiện và điều chỉnh những rung động của cá nhân khi có những kích thích tác động nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động của mình.
Kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở trong giao tiếp với cha mẹ bao gồm 3 kỹ năng thành phần: Nhận diện cảm xúc, hiểu cảm xúc, điều khiển cảm xúc.
Kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan (sự thay đổi tâm lý và sinh lý tuổi dậy thì, sức khỏe thể chất và tinh thần, tính cách của bản thân, vốn kinh nghiệm sống, khả năng học hỏi của mỗi cá nhân) và yếu tố khách quan (giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, ảnh hưởng tính cách, xu hướng, sở thích của nhóm bạn chơi cùng, phương tiện truyền thông, văn hóa địa phương).
Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH THCS TRONG GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ 2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu