Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN lý cảm xúc của học SINH TRUNG học cơ sở TRONG GIAO TIẾP với CHA mẹ (Trang 69 - 78)

2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a.Mục đích

Nhằm thu thập ý kiến từ học sinh để đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ.

b. Nội dung

Trong nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng bảng hỏi được chia thành hai phần: phần đánh giá qua nhận thức và phần đánh giá dựa trên các tình huống thực tế.

+ Phần thông tin chung

Câu 1: Khối lớp mà học sinh đang học thời điểm khảo sát. Câu 2: Giới tính của học sinh khảo sát.

+Phần câu hỏi nhận thức: Chúng tôi xây dựng 6 câu hỏi cụ thể như sau: Câu 3: Tự đánh giá chung về kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân. Câu 4: Tần suất học sinh THCS rơi vào trạng thái không quản lý được cảm xúc khi đặt trong các lĩnh vực giao tiếp với cha mẹ.

47

Câu 5: Mức độ của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ thông qua sự tự đánh giá của học sinh

Câu 6: Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS.

Câu 7: Mong muốn của học sinh về việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc cho bản thân.

+ Phần câu hỏi tình huống: Chúng tôi xây dựng 6 tình huống dựa trên phỏng vấn và điều tra trước đó, đây là những tình huống thường xuyên xảy ra trong môi trường gia đình của học sinh THCS, tình huống này tương ứng với 6 cảm xúc cơ bản, cụ thể là: Tình huống 1: Tức giận Tình huống 2: Vui mừng Tình huống 3: Sợ hãi Tình huống 4: Ngạc nhiên Tình huống 5: Buồn bã Tình huống 6: Lo lắng

Trong mỗi tình huống có 3 câu hỏi được đưa ra với mục đích tìm hiểu về các kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc, lần lượt là: Kỹ năng nhận diện cảm xúc, kỹ năng hiểu cảm xúc, kỹ năng điều khiển cảm xúc.

c. Cách tính điểm

Cách tính điểm trong phần đánh giá nhận thức bản thân

 Với những câu gồm 3 mức lựa chọn (câu 5, 7), điểm số được cho từ 1 đến 3

điểm như sau:

Bảng 2.1. Cách quy điểm các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn

Câu hỏi 5

48

Từ câu 1 đến câu 5 1 2 3

 Đối với những câu có 5 mức độ chọn lựa (câu 2, 3, 15, 17, 18), câu trả lời

được cho điểm từ 1 đến 5 điểm dựa trên mức độ phù hợp từ thấp đến cao. Cụ thể:

Bảng 2.2. Cách quy điểm các câu hỏi có năm mức độ lựa chọn Câu hỏi

Câu hỏi 3 Câu hỏi 4

Câu hỏi 6

Cách tính điểm trong phần bài tập tình huống:

 Đối với 6 câu bài tập tình huống, ở hai câu hỏi đầu tiên của mỗi tình huống,

đáp án đúng nhất sẽ được cho 3 điểm, các đáp án còn lại là 1 điểm. Số điểm cụ thể của từng câu được cho như sau:

Bảng 2.3. Cách quy điểm đối với các tình huống

 Ở câu hỏi thứ ba của mỗi tình huống, điểm số được cho từ 1 đến 3 điểm

như sau:

49

d. Thang đánh giá

Với những câu gồm 3 mức lựa chọn (câu 5, 7), điểm điểm trung bình được chia làm 3 khoảng dựa trên công thức tính giá trị khoảng cách trung bình:

Giá trị khoảng cách trung bình = (Maximum – Minimum) / n =(3–1)/3

= 0,66

Bảng 2.4. Cách quy điểm trung bình các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn

Đối với những câu có 5 mức độ chọn lựa, dựa trên công thức tính khoảng, điểm trung bình được phân chia thành các mức độ:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n

= (5–1)/5

= 0,8

Bảng 2.5. Cách quy điểm trung bình các câu hỏi có năm mức độ lựa chọn ĐTB

Câu hỏi 3 Câu hỏi 4

Câu hỏi 6

Tổng điểm kỹ năng QLCX sẽ bao gồm điểm của câu 5 và 6 bài tập tình huống. Cách thức tính tổng điểm kỹ năng QLCX của học sinh THCS cụ thể như sau:

50

 Câu 3: Điểm trung bình được chia làm 3 khoảng dựa trên công thức tính

khoảng cách trị trung bình:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n

= (3–1)/3

= 0,66

Bảng 2.6. Cách quy điểm cho mức độ kỹ năng QLCX của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ

ĐTB

Kỹ năng quản lý cảm xúc

2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn

a.Mục đích

Bổ sung cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, và phương pháp quan sát để khai thác sâu hơn những biểu hiện và mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS.

b. Nội dung phỏng vấn

Đối với phụ huynh, chúng tôi sẽ hỏi ý kiến của họ về các biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS, những kỹ năng thành phần còn yếu, những nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS, những biện pháp nâng cao và rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS.

Đối với học sinh chúng tôi sẽ hỏi về tần suất các em rơi vào tình trạng không quản lý được cảm xúc; khi đó các em có biểu hiện như thế nào về mặt cảm xúc, hành vi; nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó và cách giải tỏa của các em thường sử dụng.

c. Cách thức tiến hành: Dự kiến trước hệ thống câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin thu được, lắng nghe, ghi chép làm tài liệu.

51

2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học

a.Mục đích nghiên cứu: Xử lý kết quả thu được từ cuộc khảo sát làm cơ sở cho phần kết quả nghiên cứu.

b.Cách thức tiến hành: Các tham số thống kê được sử dụng: tần số, tỉ lệ phần

trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn. Một số kiểm nghiệm được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm khách thể như: kiểm nghiệm T - test, kiểm nghiệm ANOVA. Sử dụng phần mềm SPSS 24.0 để xử lý dữ kiện.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG QUẢN lý cảm xúc của học SINH TRUNG học cơ sở TRONG GIAO TIẾP với CHA mẹ (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w