Việt Nam, Indonexia và Malayxia cùng là các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên Indonexia và Malayxia lại có bộ máy quản lý thuế tiên tiến và hiện đại hơn hẳn Việt Nam. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Bắc Á thuộc vào hàng các nước phát triển với bộ máy ngành thuế đạt hiệu quả cao trong việc thanh tra, kiểm tra NNT.
1.3.1.1 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, công tác thanh tra thuế được xây dựng xuyên suốt từ Tổng cục thuế đến các cơ quan thuế quận, huyện. Tại cơ quan thuế vùng đã xây dựng các phòng thanh tra, kiểm tra với các chức năng chuyên biệt như sau: Phòng thanh tra và quản lý chịu trách nhiệm về kế hoạch thanh tra, thu thập, xử lý và phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế; Phòng thanh tra chịu trách nhiệm tiến hành thanh tra và xác định thuế; Phòng các cán bộ thanh tra đặc
20
biệt chịu trách nghiệm về phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm.
Để nâng cao khả năng thanh tra, kiểm tra và đấu tranh với các DN TMĐT vi phạm pháp luật, Hàn Quốc có Trung tâm chống trốn thuế công nghệ cao thuộc Cục Thuế vùng Seoul, để điều tra các trường hợp trốn thuế đối với hoạt động TMĐT. Trung tâm này gồm có 30 cán bộ, trong đó 15 cán bộ công nghệ thông tin trình độ cao. Các Cục Thuế vùng còn lại có 8 cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách, hỗ trợ. Trung tâm chống trốn thuế công nghệ cao có nhiệm vụ phát hiện các trường hợp trốn thuế, thu thập chứng cứ để đấu tranh thông qua việc tìm kiếm, phát hiện các power blog thực hiện mua bán đối với đa số các cư dân mạng trên các trang điện tử hay phát hiện các đơn vị bán các món đồ sử dụng trong trò chơi điện tử, với giá trị từ 10 nghìn đến 10 triệu Won (đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc) tùy theo mức độ và tính hiếm của món đồ.
Về phương pháp điều tra, cơ quan thuế sẽ nắm bắt và thu thập từ máy chủ cơ sở dữ liệu các giao dịch TMĐT bao gồm tất cả các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như thông tin người sử dụng, thực tế mua bán sản phẩm, thông tin liên quan đến thanh toán thẻ tín dụng, hàng tồn, nội dung chuyển hàng... Quy trình điều tra thuế đối với giao dịch TMĐT được áp dụng đồng nhất như với các DN kinh doanh các loại hình thương mại khác. Trong quá trình điều tra thuế đối với giao dịch TMĐT, Tổng cục Thuế Hàn Quốc được hỗ trợ đắc lực bởi những cán bộ công nghệ thông tin trong việc nắm bắt, thu thập dữ liệu điện toán, sử dụng phương pháp điều tra tội phạm kỹ thuật số; phục hồi các tệp tin bị xóa trong máy tính công, đọc các file đặt mã, thu thập email; thu thập cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý kế toán, cơ sở dữ liệu kinh doanh và phân tích sự thay đổi của dữ liệu (dữ liệu đăng nhập theo từng hội viên, dữ liệu mua bán trực tuyến; những thông tin về cơ sở dữ liệu liên quan đến máy chủ, trang chủ như đặt trước, bán và thanh toán điện tử). Chính việc thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cho công tác quản lý thuế TMĐT đã góp phần xây dựng nền tảng để thực thi
chính sách thuế chặt chẽ, công bằng và minh bạch, qua đó phòng ngừa trốn thuế hiệu quả, đồng thời tạo thuận tiện cho người nộp thuế nhờ các dịch vụ đa dạng.
1.3.1.2 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở Malaysia
Để công tác thanh tra, kiểm tra thuế có hiệu quả, tại Malaysia tổ chức trung tâm thanh tra - điều tra thuế được phân bổ theo vùng. Các trung tâm không chỉ dừng lại theo chức năng kiểm tra thuế thông thường mà chủ yếu tập trung vào công tác điều tra phát hiện và xử lý các trường hợp trốn lậu thuế có tính chất nghiêm trọng, truy thu thuế vào ngân sách Nhà nước. Trung tâm điều tra, thanh tra có nhiệm vụ tổ chức, thu thập thông tin từ nội bộ ngành thuế, người tố giác, người khai báo, báo chí... để phát hiện các trường hợp, các khả năng trốn thuế. Tổ chức công tác điều tra nghiệp vụ có sự phối hợp trên toàn quốc hoặc quy mô quốc tế. Tổ chức lưu giữ tài liệu, bằng chứng liên quan đến hành vi trốn thuế. Tổ chức kiểm tra, đối chứng để quy phạm hành vi trốn thuế. Khởi tố, truy tố, phạt hành chính, kiến nghị phạt hình sự đối với các hành vi trốn thuế; bắt giữ tài sản, phong tỏa tài sản, truy thu cho ngân sách.
1.3.1.3 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của Indonexia
Thanh tra, điều tra thuế là một chức năng cơ bản của cơ quan thuế Indonexia, nó giữ vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình áp dụng thành công cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Công tác thanh tra, chính sách thanh tra được quy định bởi Cục thanh tra và điều tra thuộc Tổng cục thuế, chỉ được thực hiện sau khi đã thu thập tất cả các thông tin và xử lý các dữ liệu về người nộp thuế để đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ thi hành về thuế và sự thi hành của các quy định về thuế. Do vậy mà tiết kiệm được thời gian thanh tra, kiểm tra cũng như cuộc thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao.
Công tác thanh tra thuế được thực hiện trên nguyên tắc: Người nộp thuế không bao giờ bị thanh tra lại trong cùng một năm. Nhằm tránh việc thanh tra nhiều lần đối với người nộp thuế trong cùng năm thì cần phải tiến hành thanh tra đối với mọi loại thuế cùng một lúc. Trường hợp trong năm phải tiến hành thanh
22
tra quá một lần chỉ khi có các lý do như: Người nộp thuế có hành vi vi phạm tội hình sự, có chứng cứ mới hoặc chứng cứ chưa bộc lộ có thể làm tăng số thuế phải nộp hoặc có lý do theo chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.