- CHI NHÁNH LONG BIÊN
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Agribank cần quan tâm sâu sắc hơn nữa tới chiến lược phát triển dịch vụ NHBL. Cần có cấu trúc phòng ban phù hợp để tận dụng các tiềm lực phát triển một cách hiệu quả nhất.
Đào tạo cán bộ và có sự phối hợp với chi nhánh, sắp xếp cán bộ theo vị trí một cách phù hợp với chiến lược phát triển.
Có hướng dẫn, chỉ đạo chi nhánh trong việc phát triển các sản phẩm phù hợp với khách hàng trên địa bàn.
Đầu tư trang thiết bị kịp thời để chi nhánh phát triển mạng lưới và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận chương 1 và thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại Agribank Long Biên ở chương 2, chương 3 tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới. Ngoài các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chương 3 còn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Agribank để tạo diều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank Long Biên nói riêng.
KẾT LUẬN
Hiện nay, bắt kịp với xu hướng chung trên toàn thế giới, dịch vụ NHBL đã bước đầu được chú trọng đầu tư phát triển ở Việt Nam tuy vẫn còn ở giai đoạn đầu và còn tồn tại nhiều hạn chế. Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn thúc đẩy các ngân hàng trong nước sớm tìm ra các giải pháp đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại ngân hàng mình.
Hoạt động NHBL tại Agribank Long Biên thời gian vừa qua bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định như: danh mục sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại; mạng lưới kênh phân phối liên tục được mở rộng trong và ngoài nước; công tác marketing phát triển sản phẩm, quản trị nhân sự đã được chú trọng đầu tư. Tuy vậy, hoạt động NHBL tại Agribank Long Biên vẫn còn một số những hạn chế như: thiếu các sản phẩm đặc thù, mang tính cạnh tranh cao; các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại còn ở mức đơn giản; công tác marketing và chăm sóc khách hàng còn chưa thực sự chuyên nghiệp và bài bản.. .Những hạn chế này một phần xuất phát từ việc thiếu một chiến lược phát triển dịch vụ NHBL đồng bộ nhất quán kết hợp với sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyết tâm và thiếu liên kết với các ngân hàng khác. Mặt khác, những hạn chế này cũng xuất phát từ những nguyên do khách quan như: sự thiếu hoàn chỉnh của môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, sự khó khăn của nền kinh tế giai đoạn vừa qua, những đặc thù trong môi trường văn hóa, xã hội của Việt Nam.
Để có thể đẩy mạnh hoạt động NHBL trong giai đoạn tới Agribank Long Biên cần: một mặt vận dụng một cách linh hoạt các kinh nghiệm trong hoạt động NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; mặt khác cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt động NHBL một cách đồng bộ nhất quán, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tiếp tục đầu tư một cách hiệu quả về hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt
động marketing và chăm sóc khách hàng, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn thiện, môi trường kinh doanh hiệu quả, môi trường chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng phát triển hoạt động NHBL.
Với những kết quả nghiên cứu trên, em hy vọng có thể khắc phục được những hạn chế, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động NHBL ở Agribank Long Biên trong thời gian tới, từ đó đưa Agribank Long Biên ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.
Do thời gian và trình độ có hạn, sự tiếp xúc thực tế còn bị hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Đức Hải cùng các anh chị tại Agribank Long Biên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
1. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản dân trí
2. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình kinh tế tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
3. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
4. Giáo trình Marketing ngân hàng (2004), Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
5. PGS.TS.Tô Ngọc Hưng, Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng 6. Đinh Văn Ân (2004), NHNo&PTNT Việt Nam, Việt Nam tích cực chuẩn bị
gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch vụ, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội
7. Phí Trọng Hiển (2006), “Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranhh cho các ngân
hàng thương mại Việt Nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng”, tạp chí ngân hàng, Hà nội
8. TS. Lê Xuân Nghĩa (2012) “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và triển vọng 2012-2015’’, Báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Hà Nội
9. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh- Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng-
NHNNVN(2011) , “Định hướng phát triển thị trường tài chính nông thôn hiệu quả và lành mạnh- Giải pháp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn”, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội
10. Trường đào tào và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank(2009), Kỷ yếu Hội
thảo khoa học “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của hàng NHTM Việt Nam”, Hà Nội
11. ThS. Nguyễn Thị Nhung, Vụ Quản lý ngoại hối ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Một số bình luận về đặc điểm và thách thức đối với hệ thống ngân NHBL của NHTM Việt Nam
13. Ngân hàng nhà nước (2009), Tài liệu chương trình hội thảo Ngân hàng bán lẻ, Hà Nội
14. NHNNo&PTNT Việt Nam - CN Long Biên (2012, 2013, 2014), Báo cáo tài chính
15. Luật các tổ chức tín dụng 2010 do quốc hội thông qua 16/06/2010. 16. Tạp chí ngân hàng các năm 2011,2012,2013,2014
17. Tạp chí tài chính tiền tệ các năm 2012, 2013, 2014 18. Thời báo ngân hàng các năm 2012, 2013, 2014
Tiếng Anh:
19. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội