So sánh thực trạng chiến lược chiêu thị của Omo và Tide

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG BỘT GIẶT OMO CỦA CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM (Trang 58 - 62)

6. Kết cấu đề tài

3.2. So sánh thực trạng chiến lược chiêu thị của Omo và Tide

Bảng 3.1. So sánh quảng cáo giữa Omo và Tide

Omo Tide

Quảng cáo Áp dụng chiến lược quảng

cáo “dội bom” trên truyền hình, báo chí.

Mở đầu bằng những mẩu quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình. TVC đặc trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng bột giặt Omo. Đợt quảng cáo này khá dài và chiếu dày đặc nên hầu hết người tiêu dùng đều nhớ nằm lòng nhãn hiệu Omo.

Tự định vị mình là trắng sạch với slogan: Omo – chuyên gia giặt tẩy vết bẩn. Chiến lược định vị này trất thành công vì khi nghĩ đến Omo. người ta nghĩ ngay đến đặc tính “trắng sạch”.

Bước chuyển mình mới của với chiến lược marketing hướng về cộng đồng đặc biệt là trẻ nhỏ với thông điệp : “ Học hỏi điều hay, ngại gì vết

Bước vào thị trường, Tide cũng áp dụng phương pháp quảng cáo trên truyền hình và báo chí. Tuy vậy không được rầm rộ như Omo.

Các quảng cáo của luôn xoay quanh tính năng trắng sáng của sản phẩm với câu slogan quen thuộc : Trắng gì mà sáng thế. Gần đây có mở rộng với tính năng không hại da tay với các cuộc phỏng vẫn người tiêu dùng.

Thực sự các quảng cáo của Tide hơi hơi giống nhau và không có sự đột phá nên khả năng ảnh hưởng tới người tiêu dùng chưa cao.

bẩn” với 1 loạt các quảng cáo thu hút.

Pr Trồng cây trồng trải

nghiệm

Biệt đội siêu tốc

Khuyến mãi

Khuyến mãi trúng 5 tỷ mỗi tuần

Khuyến mãi những ngày lễ lớn

 Khởi đầu như nhau với chiến lược kết hợp quảng cáo trên tivi và báo chí nhưng

 đến nay Omo đã thành công khi tự định vị trên một tầm mới, họ đã thoát khỏi sự định vị về tính năng sản phẩm và tiếp cận người tiêu dùng theo nhiều hướng khác. Trong khi đó, đối thủ của họ là Tide vẫn còn ở tầm định vị về năng lực tẩy trắng, tức giới thiệu tính năng sản phẩm. Điều này tạo nên sự biết đến, và sự ưa chuộng hơn ở người tiêu dùng. Chưa kể đến là Omo đã phát triển bước chuyển mình của mình đi kèm theo 1 loạt các hoạt động tuyên truyền hướng đến XH, điều mà Tide chưa làm được.

- Tuyên truyền: Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như ngày hội những chiếc túi tài năng”, “OMO áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi “Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết... Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt với khách hàng. Đặc biệt gần đây là chương trình “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”.

Với ý tưởng là mọi người ngày nay do sợ dơ nên sẽ không để cho con cái họ cho những trò năng động để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông điệp: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”, khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do nghịch do để | học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan tâm đến vấn đề này và cũng đem ra bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở mục ý kiến độc giả lại là những bài viết

của dân PR dưới những tên người gửi khác nhau). Khi dư luận nóng lên với đề tài : “Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này- vui chơi hay học” thì Omo tung ra event “Ngày hội những chiếc túi tài năng” tại công viên Lê Văn Tám. Thế là chương trình đã thành công tốt đẹp đó họ đã biết cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền đi thông điệp “bạn không còn sợ con cái nghịch do vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn rồi”. Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực tuyến với các chuyên gia, các bài viết về đề tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ ở trẻ nhỏ... Mục tiêu của việc tạo dư luận này là để hỗ trợ cho chương trình “OMO áo trắng- ngời sáng tương lai” đang được phát động rầm rộ cùng thời điểm. Sau mỗi sự kiện được tổ chức đều được giới truyền thông nô nức rủ nhau đưa tin chứng tỏ quan hệ truyền thông của Unilever vô cùng hiệu quả. Tuy vậy event gần đây nhất của dòng “Omo tẩy an toàn” với việc giặt sạch chiếc áo ngắn tay khổng lồ trên sân vận động Quân khu 7 dư luận đánh giá không cao mấy. Người Việt theo truyền thống của người Á Đông đa số không thích những gì giật gân phi thực tế nên việc may chiếc áo đó là một sự xa xỉ không cần thiết. Ngay sau chương trình chiếc áo ngắn tay khổng lồ đó Unilever đã cắt chiếc áo ra làm nhiều mảnh để may áo tặng trẻ em nghèo.

Kết luận: Qua so sánh các hoạt động truyền thông của Omo và Tide nhận thấy Tide đã bị Omo lấn át, đặc biệt ở kênh phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Điều này phù hợp với kết quả dẫn đầu thị phần của Omo trong thị trường bột giặt Việt Nam.

Tóm tắt chương 3

Qua chương 3, giúp ta hiểu rỏ và nắm bắt được các thông tin về các môi trường marketing của công ty Unilerver cũng như thực trạng của công ty. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị của Công ty Unilever Việt Nam.. Tổng quan về các hình thức quảng cáo của công ty đã áp dụng cho sản phẩm Omo. Phân tích chi tiết về các hình thức chiêu thị của công ty cho sản phẩm. So sánh bột giặt Omo và Tide cho thấy sự đầu chư về mãng truyền thông của công ty Unilever cho sản phẩm Omo rất cao.

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG BỘT GIẶT OMO CỦA CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w