Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại farm 32, moshav tzofar, arava, israel (Trang 49)

4.5.2.1. Giải pháp về mặt hạ tầng - xã hội

giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa

- Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất.

- Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho đồng ruộng.

- Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc mua, tiêu thụ sản phẩm.

4.5.2.2. Giải pháp về khoa học - kỹ thuật

- Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất.

- Khuyến khắch người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

- Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất.

- Hướng dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh ...

4.5.2.3. Giải pháp về thị trường

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư.

- Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.

- Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, để mở mang thị trường ổn định cần có các giải pháp sau:

- Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự bảo về thị trường để giúp nông dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp yêu cầu về mặt chất lượng và an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Việc học tập và làm việc thực tế tại các trang trại tại đất nước Israel đã cho mọi người cái nhìn mới về làm nông nghiệp và giá trị to lớn do kinh tế nông nghiệp mang lại. Với dân số thấpi nhưng đã mang lại giá trị GDP cao, từ những khó khăn người dân Do Thái đã biết cách khắc phục và tạo nên điều kiện sống cũng như canh tác nông nghiệp trên sa mạc.

Qua đợt thực tế, thực tập sản xuất trồng trọt nông nghiệp tại Israel này đã cho chúng tôi đã mở mang kiến thức, hiểu sâu hơn về các kiên thức đã học, qua tiếp xúc với thực tiển sản xuất đã cho chúng tôi nâng cao một số kĩ năng khác nhau trong đó đặc biết là kĩ năng thực hành.Qua chuyến đi này chúng tôi đã học được một lượng kiến thức khá lớn, và nững kỉ niệm cũng như cách làm việc trong nông nghiệp và quản lắ. Kĩ thuật trồng một số cây nông nghiệp: ớt chuông, chà là... Kĩ thuật tưới nhỏ giọt cũng như biết được cây trồng có sự khác biệt trong trồng cây trong hệ thống nhà kắnh và green housevà chúng tôi được học thêm các kĩ năng khác để sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin, quy trình kĩ thuật trồng cây nông nghiệp, cũng như quản lắ trong nông nghiệp và nhân sự trong vận hành sản xuất nông nghiệp để có thể áp dụng thực tiễn tại Việt Nam .

5.2. Kiến nghị

Nhà trường và trung tâm nên tổng hợp và lưu trữ những nghiên cứu và số liệu thực tế để các sinh viên và những người quan tâm có thể tham khảo một cách đơn giản và thuận tiện nhất. Có sự liên kết giữa nhà trường và các bạn thực tập sinh hàng năm có cơ hội thực tập tại các Quốc gia có nên nông nghiệp phát triển nhằm giải đáp các thắc mắc cho các bạn sinh viên đang học tập tại trường không có cơ hội tham gia trực tiếp vào nông nghiệp tại nước ngoài. Tạo nên kênh kết nối cho người nông dân Việt Nam về những vấn đề

về nông nghiệp hàng ngày với những người nông dân tại Israel qua các bạn thực tập sinh.

Đối với các cấp chắnh quyền

Cần quan tâm hơn nữa đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân như cán bộ khuyến nông phải thăm đồng ruộng thường xuyên hơn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân, đồng thời cán bộ khuyến nông cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để phục vụ công tác tốt hơn.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng kiên cố, đảm bảo đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất, xúc tiến tìm đầu ra cho thị trương nông sản.

- Nhà nước mở rộng chắnh sách vay vốn cho người dân để họ có thể đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, năng suất, chất lượng nông sản thu được sẽ cao hơn. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ một phần giống và phân bónẦ cho người dân trong điều kiện thị trường tăng giá như hiện nay.

* Đối với người nông dân:

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người dân cần tắch cực tham gia các lớp tập huấn của kỹ thuật khuyến nông để sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tắch kém hiệu quả hiện nay. Cần thay đổi nhận thức trong sản xuất từ sản xuất mang tắnh tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Bình (2002), Bài giảng đánh giá hiệu quả sử dụng đất, trường ĐHNN I - Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nguyễn Đình Bồng (2002), "Quỹ đất quốc gia- Hiện trạng và dự báo sử dụng đất", Tạp Chắ khoa học đất, 16/2002.

3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 Ờ 2020 ban hành kèm theo công văn số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

4. Quyền Đình Hà (2006), Bài giảng Kinh tế đất, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

5. Đỗ Nguyên Hải (1999), ỘXác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệpỢ, tạp chắ khoa học đất, số 11, tr. 20.

6. Hội khoa học đất, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2000.

7. Nguyễn Đình Hợi (1993), ỘKinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệpỢ, Nxb thống kê, Hà Nội.

8. Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992), ỘHiệu quả sử dụng đất trên một số vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông HồngỢ, Hội thảo quốc gia về phát triển hệ thống canh tác Việt Nam lần thứ hai - Bắc Thái, tr. 193 - 197.

9. Bùi Văn Ten (2000), ỘChỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nướcỢ, tạp chắ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4, tr. 199 - 200.

10. Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004), ỘĐánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp, xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng YênỢ, Tạp chắ khoa học đất, ( số 20.2004), tr. 82 - 86.20hống cây trồng Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phạm Duy Ưng, Nguyễn Khang, Đỗ Đình Đài (1995), ỘBáo cáo tóm tắt đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tắch hệ thống canh tác phục vụ việc quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm phát triển sinh thái và phát triển lâu bềnỢ, Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm phát triển sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 19 Ờ 24

12 .Vũ Năng Dũng (2015) ỘNghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc GiangỢ. Luận án tiến sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam

13 .Hội khoa học đất (2015) ỘHiện trạng sử dụng đất Việt NamỢ, Hội thảo quốc gia Đất Việt Nam - Hiện trạng sử dụng đất và thách thức, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

14 .Lê Khánh Hội (2014) ỘNghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ đạo, Huyên Quế võ, Tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vữngỢ.

15 Nông Thị Thu Huyền (2018) ỘĐánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc kạnỢ. Luận án tiến sĩ, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.

16 .Đỗ Thị Lan và cs (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17 . Cao Liêm và cs(1993), ỘSinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trườngỢ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

18 . Nguyễn Ngọc Nông và cs (2016), Giáo Trình Đánh Giá Đất, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

19 Nguyễn Quang Thi (2017), "Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại farm 32, moshav tzofar, arava, israel (Trang 49)