6. Bố cục của bài nghiên cứu:
3.3. Một số kiến nghị:
Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch luôn là hai mặt của một vấn đề mang tính thời sự. Bài viết chỉ đi vào khảo sát thực trạng của hoạt động du lịch có đóng góp như thế nào cho người dân địa phương trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa khu 36 phố cổ Hà Nội.
Là một quận trung tâm của thủ đô, Hoàn Kiếm được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc, đồng thời là nơi còn lưu giữ khu phố cổ vốn được hình thành từ rất lâu đời.
Thành phố Hà Nội đã lập hồ sơ đề nghị công nhận khu 36 phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến thường xuyên và hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Hà Nội đã tổ chức nhiều liên hoan ẩm thực và ngay tại các sự kiện văn hóa, du lịch, ban tổ chức thường bố trí khu vực ẩm thực để giới thiệu nét văn hóa riêng này đến người dân và du khách. Hai năm qua, thành phố tổ chức thành công chương trình Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế. Hàng chục gian hàng giới thiệu những món ngon truyền thống của Hà Nội và của các
quốc gia trên thế giới đến người dân Thủ đô và du khách. Hai kỳ giao lưu văn hóa ẩm thực đều được mọi người đánh giá cao về chất lượng, sự phong phú của ẩm thực. Trong năm 2018, thành phố đang xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội ẩm thực với việc giới thiệu, bày bán các món ăn, đồ uống đặc sản và trình diễn quy trình chế biến món ăn tại chỗ. Cùng với đó, nhiều chương trình quảng bá ẩm thực Hà Nội trong các sự kiện văn hóa, du lịch khác sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Hà Nội được du khách nước ngoài đánh giá cao bởi sự đa dạng, tươi và đảm bảo sức khỏe. Phát triển văn hóa ẩm thực là con đường ngắn nhất đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả nhất và là sản phẩm du lịch độc đáo. Tuy vậy, đó cũng chỉ là những bước đi ban đầu trong việc quảng bá, giới thiệu ẩm thực Hà thành đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều người đặt vấn đề, Hà Nội có một tài nguyên ẩm thực phong phú, việc bảo tồn và phát huy cần có một kế hoạch tổng thể với những chiến lược, chính sách, cơ chế cụ thể. Điều quan trọng, du khách trong và ngoài nước không chỉ biết tới Hà Nội với cảnh quan đẹp mà ẩm thực cũng rất phong phú, hấp dẫn, du khách có thể quay trở lại nhiều lần sau khi đã đến tham quan.
Để phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục những tồn tại hạn chế đang níu đà tăng trưởng của ngành Du lịch và du lịch ẩm thực trong thời gian tới, ngoài những giải pháp đã nêu ở mục 3.2. qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí… Quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách. Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là việc phát huy tối đa các giá trị văn hóa ẩm thực, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi
với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch gắn với ẩm thực. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc gia có chiều sâu và tầm cao.
Đẩy mạnh liên kết với các nước trong khu vực, khai thác triệt để tuyến hành lang Đông - Tây, hình thành các tour, tuyến du lịch chung để đa dạng hoá sản phẩm du lịch ẩm thực, nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách từ các nước ASEAN và khách du lịch từ nước thứ ba vào ASEAN nối tour sang Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…
Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch.
Thứ ba, phát triển du lịch ẩm thực song song với phát triển du lịch văn hóa để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Chú trọng nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ẩm thực từ Trung ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Thực hiện quản lý theo quy hoạch khu Phố cổ gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ẩm thực, quy hoạch phát triển du lịch ẩm thực theo các vùng, địa phương, quy hoạch theo khu du lịch chuyên đề, để tập trung thu hút đầu tư phát triển theo hướng bền vững.
Thứ tư, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch và nhất là du lịch ẩm thực.
Ngành du lịch ẩm thực cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác
phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Các trường học và doanh nghiệp cần trang bị cho nhân lực du lịch những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế…
Thứ năm, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch.
Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịchẩm thực là trọng tâmquảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.
Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở thương hiệu du lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, chú trọng phát triển những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất.
Trên thực tế, hiện nay, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển với yêu cầu bảo tồn không gian khu phố cổ. Để khắc phục những bất cập đó, ban quản lý phố cổ Hà Nội đã và đang phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội tham gia bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc phố cổ Hà Nội, trong đó, có việc huy động vốn tham gia đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích, xây dựng, cải tạo nhà ở, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.
KẾT LUẬN
Ẩm thực phố cổ là một di sản và một tài nguyên du lịch quý báu của cha ông ta để lại, đã tồn tại và đồng hành cùng chiều dài lịch sử của phố cổ Hà Nội. Vượt qua thời gian, ẩm thực phố cổ Hà Nội đã lan tỏa và để lại những ấn tượng sâu sắc trong đời sống không chỉ những người con của thủ đô, mà còn cả với du khách trong nước cũng như du khách quốc tế đến Hà Nội.
Ẩm thực có thể coi là một phần không thể thiếu và thiết yếu trong tổng thể các sản phẩm du lịch. Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam ngày càng được nâng cao và để lại được nhiều ấn tượng đẹp, thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, đặc biệt với du khách quốc tế, thưởng thức món ăn Việt Nam là cả một sự khám phá. Trong mỗi món ăn không chỉ thể hiện hình ảnh đẹp, chất lượng tốt và sự phong phú đa dạng của hệ thống động thực vật (nguồn nguyên liệu) của Việt Nam, mà còn thể hiện cả nếp sống, tính cách văn hóa Việt đậm đà bản sắc dân tộc.
Thông qua ẩm thực, hình ảnh con người, đất nước Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu sắc với du khách quốc tế trong quá trình hội nhập giao lưu văn hóa. Trong phát triển du lịch Hà Nội, bên cạnh những nét cổ kính của phố cổ Hà Nội, khu vực đô thị có từ lâu đời thì khu vực này còn hấp dẫn du khách bởi những giá trị trong văn hóa ẩm thực ẩm thực phố cổ vốn đã có tiếng vang và thu hút không những những người con của đất Hà Thành mà còn với các thực khách trong nước và quốc tế. Đó là chả cá Lã Vọng, bún chả Hàng Mành, bún thang, há cảo Hàng Bồ, xôi chè, gà tần Đinh Liệt, hoa quả dầm Tô Tịch, kem Tràng Tiền, ô mai Hàng Đường... và còn rất rất nhiều những món ăn ngon nữa đồng hành cùng tên những con phố và để lại dấu ấn trong lòng các thực khách.
Ẩm thực luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch. Ẩm thực đã thực sự góp phần quan trọng quảng bá và phát triển du lịch phố cổ. Ẩm thực phố cổ Hà Nội là một phần quan trọng trong đời sống của người dân phố cổ nói riêng và người dân thủ đô nói chung.
Tuy nhiên hiện nay do một số bất cập trong công tác quản lý bảo tồn, tổ chức còn lỏng lẻo nên xuất hiện những điều đáng lo ngại như sự xuống cấp, chật hẹp của không gian quán ăn, thái độ phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm... Đây là những rào cản trong việc quảng bá ẩm thực phố cổ và phát triển du lịch. Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi các cấp các ngành và ban quản lý di tích phố cổ cần có những chính sách hợp lý để tăng cường quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, cần có sự thống nhất phối hợp chỉ đạo, tạo nên một môi trường thuận lợi nhất nhằm đẩy mạnh và phát huy thế mạnh của ẩm thực phố cổ.
Bên cạnh đó cũng không thể thiếu sự chung tay góp sức của các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt là người dân phố cổ để ẩm thực phố cổ Hà Nội thật sự để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách, đồng thời mang lại những lợi ích nhất định trong phát triển du lịch.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Câu 1: Theo bạn, Phố cổ Hà Nội có phải điểm đến du lịch yêu thích không?
1. Có: 97% 2. Không: 3%
Câu 2: Bạn đến du lịch Phố cổ Hà Nội với mục đích gì?
1. Tham quan di tích lịch sử: 32%
2. Thưởng thức ẩm thực: 35%
3. Tìm hiểu các giá trị văn hóa: 18%
4. Giải trí: 12% 5. Mục khác: 28%
Câu 3: Khi đến Phố cổ bạn có thường xuyên đi ăn các món ăn nổi tiếng ở đây không?
1. Có: 100% 2. Không: 0%
Câu 4: Bạn thường chọn không gian nào để thưởng thức ẩm thực ở đây?
1. Nhà hàng, khách sạn sang trọng: 7%
2. Chợ ẩm thực, Quán ăn vỉa hè, hàng rong: 90% 3. Mục khác: 3%
Câu 5: Khi đến Phố cổ Hà Nội bạn thường chọn thưởng thức món ăn nào?
1. Phở: 29% 2. Bún chả: 36% 3. Bún thang: 8% 4. Chả cá: 8% 5. Bánh cuốn thanh trì: 5% 6. Mục khác: 20%
Câu 6: Khi thưởng thức món ăn ở đây bạn cảm thấy như thế nào?
1. Ngon và rất lạ: 35% 2. Yêu thích: 55% 3. Bình thường:3% 4. Khá mất vệ sinh: 5% 5. Mục khác: 2%
Câu 7: Bạn thấy phong cách phục vụ ở Phố cổ như thế nào?
1. Tốt: 0%
2. Bình thường: 90% 3. Tệ: 10%
Câu 8: Bạn nghĩ sao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Phố cổ? 1. Tốt: 7% 2. Tạm ổn, có thể chấp nhận được: 70% 3. Mất vệ sinh: 13% 4. Mục khác: 10%
Phố cổ, Hà Nội chưa? Khá thường xuyên Một vài lần Chưa bao giờ Hội chợ ẩm thực 10% 60% 30%
Chương trình nấu ăn 0% 10% 90%
Chương trình thưởng thức ẩm
thực 0% 35% 65%
Chương trình du lịch ẩm thực 9% 60% 31%
Giao lưu ẩm thực 0% 20% 80%
Chương trình khác tại Phố cổ 10% 60% 30%
Câu 10: Bạn có đánh giá như thế nào về du lịch ẩm thực tại Phố cổ, Hà Nội?
Khá phát triển; Ngon nhưng đắt; Ngon nhưng xung quanh hơi nhiều rác; Khá thú vị; Ngon, đắt; Món ăn khá đa dạng; Khá tốt; Khá đa dang và ngon; Chưa đa dạng, phong phú; Bình thường; Đang dần công nghiệp hóa về giá cả; …
Câu 11: Nếu được thay đổi một vài điều chưa tốt khi thưởng thức ẩm thực tại Phố cổ thì bạn sẽ làm gì?
Giá rẻ hơn; Vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cảnh quan xung quanh môi trường ẩm thực; Ko xả rác; Hơi lạc hậu cần thái độ phục vụ tốt hơn; Hàng ăn không lấn vỉa hè; Một số món trong khu phố cổ khá đắt do thường xuyên bán cho người nước ngoài; Thái độ phục vụ của nhân viên cần cởi mở và thân thiện hơn; Thái độ phục vụ; Không gian phục vụ; Thái độ phục vụ của các chủ quán và giá; Thêm chỗ để xe; giá cả tại một vài quán ăn quá cao so với chất lượng món ăn; các món ăn chưa có dấu ấn riêng; …
Câu 12: Nếu du lịch ẩm thực sẽ phát triển đúng như nhưng gì bạn muốn thì bạn sẽ chi bao nhiêu tiền để thưởng thức ẩm thực tại Phố Cổ Hà Nội?
Chưa biết vì phải phụ thuộc vào kinh tế; 500k; Chắc là nhiều; Rất nhiều tiền; 50k-500k/bữa; 200.000vnđ/ ngày cho 6-7 món; 200k; 500k; 100k; Trong mức giới hạn cho phép so với thu nhập cá nhân;…
lịch ẩm thực? Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng Cơ sở vật chất kỹ thuật cho
ẩm thực du lịch 65% 30% 5%
Chất lượng sản phẩm ẩm
thực du lịch 87% 13% 0%
Sự phục vụ ẩm thực du lịch 82% 18% 0%
Sự quảng bá văn hóa ẩm
thực du lịch 85% 15% 0%
Sự quản lý chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm 77% 23% 0%
Câu 14: Bạn sẽ giới thiệu cho du khách lần đầu tới Phố cổ Hà Nội món ăn nào nếu bạn có thể?
Phố Hàng Mành; Bún chả; Cà phê trứng, phở thìn; Chè; Bún đậu mắm tôm; Bánh đúc; Phở; Cà phê, nộm, gỏi cuốn; bánh canh,nem lụi, bánh xèo;…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UNESCO (1982). “Tuyên bố về những chính sách văn hóa”.
“Hồ Chí Minh Toàn Tập” (1995). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Từ Chi (1996). “Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt