CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu 0041 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 106)

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

3.2.1. Hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, chính sách tín dụng chỉ thực sự có hiệu quả nếu phù hợp với xu thế của nền kinh tế, môi trường pháp luật và thực trạng của chính mình. Đổi mới chính sách và quy trình tín dụng là quá trình liên tục và lâu dài, có kế thừa và phát triển theo thông lệ quốc tế tốt nhất về quản lý khách hàng, quản trị rủi ro để tạo ra những bước đột phá của hoạt động tín dụng, không những tăng trưởng về quy mô, đảm bảo an toàn mà còn nâng cao khả năng sinh lời đã được điều chỉnh rủi ro trên mỗi đồng vốn, đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ khác. Chính vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng theo những mặt trọng yếu như sau:

Một là, tiếp tục đổi mới tư duy tín dụng theo nguyên tắc thương mại, thị trường, coi trọng hiệu quả bền vững trên cơ sở lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro là yêu

cầu cơ bản nhất xuyên suốt quá trình hoạt động.

Hai là, xây dựng văn hoá tín dụng, có phát huy tinh hoa truyền thống, kết hợp với những kỹ năng, công nghệ tín dụng hiện đại và phuơng pháp quản lý tiên tiến, với đặc trung cơ bản là: lợi ích của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội, chính là lợi ích của nguời lao động; chủ động lựa chọn khách hàng trên cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng, khả năng trả nợ đúng hạn để cấp tín dụng; tự giác tuân thủ cơ chế, chính sách và quy trình.

Ba là, thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tuợng khách hàng, nhu cầu tín dụng.

> Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và tiện lợi nguời thực thi chính sách tín dụng.

> Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách tín dụng theo huớng linh hoạt, thích ứng với môi truờng kinh tế, trên cơ sở cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo triển vọng từng ngành hàng, sản phẩm.

> Tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của Ngân hàng.

> Nâng cao hiệu quả của việc thiết lập luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử, giảm tải luợng hồ sơ giấy nhằm tiết kiệm về cả chi phí và thời gian, đồng thời đảm bảo an toàn trong công tác luu trữ và luân chuyển tài liệu, hồ sơ.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ tốt nhất, phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng, để:

> Đo luờng rủi ro không chỉ đối với từng khoản tín dụng mà đo luờng rủi ro của toàn bộ danh mục tín dụng, trong mọi hoạt động tín dụng nội bảng và ngoại bảng.

> Hình thành hệ thống thông tin quản lý cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu

và chất luợng danh mục tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro và kiểm định các giới hạn rủi ro.

sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề. Đặc biệt là nhanh chóng đưa vào sử dụng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tự động nhằm đưa ra những ứng xử tín dụng kịp thời trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro xảy ra.

Năm là, hoàn thiện và cải thiện hệ thống định giá tín dụng có điều chỉnh rủi ro trên cơ sở đánh giá chính xác chi phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động, chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.

Sáu là, tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế, theo đó thành lập bộ phận quản lý nợ để thực hiện giải ngân, thu nợ và quản lý dữ liệu trên hệ thống phần mềm.

3.2.2. Hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo tiêu chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp để tính toán các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu nghiệp vụ). Như vậy xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0041 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w