Trên thế giới công cụ phái sinh đã rất quen thuộc nhưng với Việt Nam đó là vấn đề còn khá mới mẻ. Việc sử dụng các công cụ phái sinh góp các ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng đáng kể. Những công cụ phái sinh chủ yếu là: chứng khoán hóa các khoản cho vay, bán nợ, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro...
3.2.4.1. Chứng khoán hóa các khoản vay
Chứng khoán hóa tài sản đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản đảm bảo cho các khoản vay mua nhà thế chấp hoặc cho vay tiêu dùng và bán ra thị trường những chứng khoán được phát hành trên những tài sản đó. Khi tài sản được thanh toán, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán được mua bán tự do đó. Còn ngân hàng sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí hoạt động hay tạo ra những sản phẩm mới. Chứng khoán hóa các khoản vay giúp: cho phép thực hiện những yêu cầu đầu tư hay chi tiêu mới của ngân hàng, đảm bảo tính thanh khoản cho các khoản vay đóng băng, đồng thời ngân hàng có thể thu thêm khoản lệ phí qua việc quản lý những khoản vay được chứng khoán hóa.
3.2.4.2. Bán các khoản cho vay
Đối tác mua các khoản vay chủ yếu là ngân hàng, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, các công ty phi tài chính, các quỹ tương hỗ.
hay người cung ứng dịch vụ sang công ty mua nợ, công ty mua nợ sẽ đảm bảo việc thu nợ, họ có thể trả trước thời hạn toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng một khoản hoa hồng và phí thu nợ. Mọi rủi ro xảy ra đề do người tài trợ gánh chịu.
Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua bán nợ đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế thị trường.
Hoạt động mua bán nợ không chỉ là một biện pháp xử lý nợ mà còn là một hình thức tín dụng mới nhằm đa dạng hóa các hoạt động tín dụng, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Mặt khác, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô, không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.
Để thực hiện tốt biện pháp này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội phải nhận thức rõ ràng vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của việc mua bán nợ, cụ thể hóa các quy định của pháp luật nhằm đưa ra quyết định đúng đắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp luật và hiệu quả.
Thành lập tổ chuyên trách về mua bán nợ để phân tích tình hình các khoản nợ và thị trường mua bán nợ giúp đưa ra các quyết định hợp lý.
3.2.4.3. Các công cụ phái sinh khác
- Hợp đồng quyền tín dụng: đây là công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng. Khi chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút, hợp đồng quyền tín dụng sẽ giúp ngân hàng bù đắp các chi phí vay vốn. Nếu các khoản vay của khách hàng bị đánh giá giảm giá hay không thể thanh toán, hợp đồng quyền tín dụng sẽ đảm bảo cho ngân hàng.
- Hợp đồng trao đổi tín dụng: Đây là hình thức phổ biến nhất trong các công cụ phái sinh, ở đó, hai tổ chức cho vay sẽ thỏa thuận trao đổi với nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên.
Qua các hợp đồng trao đổi tín dụng, các ngân hàng sẽ nâng cao được danh mục cho vay, giúp giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường duy nhất.
Để thực hiện được các nghiệp vụ phái sinh tín dụng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội cần:
> Có hệ thống giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng vay một cách hoàn hảo để có thể xác định chính xác khách hàng tiềm ẩn rủi ro.
> Xây dựng một phòng ban chuyên môn thực hiện giao dịch các nghiệp vụ phái sinh.
> Xây dựng quy trình giao dịch các nghiệp vụ phái sinh theo quy định của NHNN và của SHB.
> Có mối liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng bạn cũng sử dụng nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa RRTD.