Qua theo dõi những tồn tại, sai sót của cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định đã nêu trong các biên bản kiểm tra trong thời gian vừa qua, cho thấy RRTD sẽ xảy ra nếu còn có những sai sót, tồn tại như đã nêu. Để nâng cao chất
lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng cần phải thực hiện tốt quy trình kiểm tra giám sát, cụ thể:
Giai đoạn thẩm định, quyết định cho vay và giải ngân, ngân hàng phải làm tốt, làm kỹ ngay từ lúc đầu, cụ thể như việc thu nhập thông tin, thẩm định khách hàng.. .trong đó cần chú trọng đến các khâu như: Phân tích cơ cấu nợ, mục đích là để xác định những tác động của cơ cấu nợ với nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Nếu cơ cấu nợ không hợp lý và hiệu quả thì người trả nợ sẽ bị hạ thấp loại xếp hạng.
Thẩm định khách hàng bao giờ cũng tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là thẩm định quá kỹ thì chậm, khách hàng bỏ đi, với một bên là thẩm định qua loa thì rủi ro có thể xảy ra. Do đó việc thẩm định khách hàng phải luôn tuân thủ theo quy trình đã được đề ra. Bám sát theo đúng quy trình định sẵn, việc thẩm định sẽ không phải tốn nhiều thời gian do phải định hướng, mà vẫn có thể đảm bảo giảm thiểu được rủi ro.
Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ. Mục đích nhằm phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm,
những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa. Cần chú trọng việc giám sát và quản lý sau cho vay, giúp các ngân hàng gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Muốn thực hiện được, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng.
Bên cạnh các giai đoạn trên, việc thẩm định lại rủi ro tín dụng nhằm giúp cho các ngân hàng xác định được mức độ ổn định tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lý trước.
Đối với những khoản vay không có bảo đảm, việc đánh giá mức độ tổn thất khi vỡ nợ thuộc vào giá trị hiệu quả ròng trong bảng cân đối kế toán của khách hàng, tỷ trọng của tín dụng không bảo đảm/ tổng giá trị tín dụng.
ra, hoặc là hậu quả của việc không trả được nợ để xác định mức độ tỏn thất ước tính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức dự phòng rủi ro mà các ngân hàng đặt ra. Hoạt động của ngân hàng là phân bổ nguồn vốn kinh tế dựa trên mức độ tổn thất ước tính nhưng cần chú ý tính toán các khoản vay sao cho có thể bù đắp được những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến, tức là cần phải tính đến cả yếu tố như khả năng vỡ nợ, mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ.
Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng: Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm phải hệ thống kiểm tra nội bộ phải kiểm tra hết toàn bộ chi nhánh để phát hiện và có biện pháp ngăn chăn kịp thời các vi phạm quy trình quy chế tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng.
Việc giám sát rủi ro tín dụng cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục như đã trình bày ở phần trên.
- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ như đã đề cập ở trên cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua:
+ Rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.
+ Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó có thể xác định được tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo. Hơn nữaviệc đi thăm thực địa còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.
- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng - phân tích tổng thể danh mục tín dụng: nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Việc này mặt dù đã được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đề cập đến tuy nhiên việc đánh giá kết quả chưa sâu, chưa thực hiện thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.