Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư,

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 91)

phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong công tác tín dụng, ba khâu tác nghiệp quan trọng là kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi cho vay. Trong đó, kiểm tra trước khi cho vay tức là công tác thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay

vốn là yêu cầu quan trong nhất quyết định đến chất lượng khoản vay. Áp dụng nguyên tắc 5C là một trong những kỹ thuật phân tích tín dụng hữu ích:

- Thứ nhất, tư cách người vay (Character): Là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín, cho nên cán bộ ngân hàng sẽ quyết định một cách chủ quan liệu khách hàng có khả năng trả khoản vay hay không. Do đó trước hết cán bộ ngân hàng cần nắm rõ mục đích xin vay vốn, thái độ trách

nhiệm trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Kiểm tra những khoản nợ trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng và các vấn đề khác liên quan đến cá nhân, trình độ, kinh nghiệm của khách hàng. Nếu là khách hàng mới thì trong quá trình phỏng vấn cán bộ ngân hàng cần xem xét thái độ của khách hàng có trung

thực không? Nếu phát hiện khách hàng không trung thực trong khi giải trình kế

hoạch sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ như thoả thuận thì cán bộ ngân hàng cần kiên quyết từ chối cho vay đối với những đối tượng khách hàng này. Việc đánh giá tư cách người vay phải đầy đủ cả lịch sử trước đây và hiện tại.

- Thứ hai, năng lực của người vay (Capacity): Điều kiện tiên quyết là khách hàng vay phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để ký Hợp đồng tín dụng. Ngoài ra nói đến năng lực của người vay là nói đến khả năng của khách hàng có tiền để thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Vì vậy, ngân hàng phải biết chính xác kế hoạch trả nợ và xem xét luồng tiền trong kinh doanh, các nguồn thu nhập của khách hàng để đánh giá khả năng chi trả thành công khoản vay.

- Thứ ba, vốn (Capital): Ngân hàng phải biết được khả năng về nguồn vốn tự có của khách hàng là bao nhiêu. Bởi vì một dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh có tỷ trọng nguồn vốn tự có lớn, tức là tỷ trọng vốn vay thấp sẽ làm cho áp lực trả nợ, trả lãi vay giảm do đó sẽ tăng khả năng thu hồi các khoản nợ vay.

- Thứ tư, thế chấp (Collateral) hay sự bảo lãnh của bên thứ ba: là một trong những điều kiện cần để xem xét, đánh giá cho vay. Khi đánh giá khía cạnh đảm bảo tiền vay, cán bộ ngân hàng phải xem xét nếu khách hàng không trả được nợ vay thì ngân hàng sẽ thu nợ từ nguồn bán các tài sản đã được dùng làm đảm bảo. Vì vậy khi đánh giá tài sản đảm bảo ngân hàng phải căn

cứ vào các yếu tố như: tuổi thọ, giá trị và giá trị sử dụng của tài sản, khả năng chuyển nhượng, mua bán tài sản trên thị trường.

- Thứ năm, các điều kiện khác (Conditions): liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, từng quốc gia. Hoạt động của khách hàng có ảnh hưởng thế nào đến toàn bộ nền kinh tế? Nếu nền kinh tế bị suy thoái, liệu doanh số của khách hàng có giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng. Những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu ái hơn.

3.2.3. Củng cố hệ thống kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro nhất, do đó sự kiểm tra, kiểm soát của gân hàng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao và được coi là một hoạt động thường xuyên của công tác quản trị điều hành. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ở trên thì tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Do vậy, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát theo hướng:

- Thứ nhất, đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trên tất cả các khâu của quá trình cho vay:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn theo nguyên tắc 5C.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc rút vốn vay, chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay không, có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ hay không?

mục đích hay không? Kiểm tra vật tư đảm bảo vốn vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ vay trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Thứ hai, tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra kiểm soát:

Theo mô hình tổ chức mới, để đảm bảo tính khách quan nên hiện nay bộ phận kiểm tra kiểm soát của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được thành lập theo ba khu vực, tại các ngân hàng không còn tồn tại phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ mà chỉ có bộ phận kiểm tra trực thuộc phòng Quản lý rủi ro. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngân hàng được phép xem nhẹ mà cần phải chú trọng hơn nữa công tác tự kiểm tra, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần phải duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động của các bộ phận làm công tác tín dụng để kịp thời phát hiện các sai sót, sai phạm trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả nhằm củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w