Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng doanh nghiệp và chính sách

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 97)

sách khách hàng doanh nghiệp

Hiện nay, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7, Quyết định 493 của NHNN. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ, Maritimebank cũng đã ban hành chính sách khách hàng để đưa ra các chính sách đa dạng, phù hợp áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng theo định hướng phát triển của Maritimebank nhằm lựa chọn và thu hút được các khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược và khách hàng có chất lượng tốt nhất đồng thời duy trì và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo an toàn, kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của Maritimebank nói chung. Do đó, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần tiếp tục thực hiện xếp loại khách hàng một cách nghiêm túc, chính xác. Đồng thời trên cơ sở chính sách chung của toàn ngành ngân hàng cần phải xây dựng chính sách riêng phù hợp với điều kiện và đặc điểm khách hàng của ngân hàng. Trong xây dựng chính sách khách

hàng, ngân hàng phải căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau để từ đó đề ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và mục tiêu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Để thực hiện tốt điều đó đòi hỏi ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam phải hiểu và bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính cũng như quản trị khách hàng của mình, triển vọng ngành nghề hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng, đối tác...mới có thể xếp loại doanh nghiệp được chính xác, trên cơ sở đó phát huy được vai trò của chính sách khách hàng thông qua việc ưu đãi, mở rộng quan hệ hay thắt chặt hoạt động tín dụng đối với khách hàng. Việc xếp loại khách hàng cần phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu quan hệ và định kỳ thực hiện đánh giá lại giúp ngân hàng có ứng xử phù hợp, tăng trưởng tín dụng an toàn hoặc giảm thiểu được nguy cơ phát sinh nợ xấu. Các chính sách thực hiện tập trung ở các nội dung sau:

- Giữ và mở rộng quan hệ với các khách hàng uy tín, truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có khả năng phát triển. Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro tín dụng, lợi ích tổng thể mà khách hàng mang lại thông qua việc vay vốn, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng để có sự ưu đãi về phí, lãi suất, các hình thức cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay...Việc xây dựng chính sách ưu đãi có thể áp dụng cho nhóm khách hàng tương đồng. Định kỳ, ngân hàng cần có đánh giá tổng kết về khách hàng, nhóm khách hàng hoạt động lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

- Ngân hàng có thể sử dụng một phần quỹ khen thưởng để thưởng cho những khách hàng có nhiều đóng góp với ngân hàng và thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động tín dụng.

- Tích cực, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, có tài sản đảm bảo. Việc phát triển khách hàng mới cần phải được giao thành chỉ tiêu cụ thể tới từng cán bộ và

bám sát quá trình thực hiện. Việc tiếp cận có thể thực hiện thông qua các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp gặp gỡ để giới thiệu về nghiệp vụ của ngân hàng và những tiện ích mà ngân hàng có thể đem lại cho khách hàng.

- Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức hội thảo, hội nghị với khách hàng, tăng cường sự giao lưu hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng. Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng, trao đổi thường xuyên rút kinh nghiệm làm cho mối quan hệ hai bên càng bền vững. Trang bị kiến thức marketing cho cán bộ, đẩy mạnh các hình thức quảng cáo thông qua chính các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí...

- Đối với các khách hàng hoạt động không hiệu quả, đã phát sinh nợ xấu

hoặc tiềm ẩn nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5), Ngân hàng cần xây dựng lộ trình giảm dần dư nợ hiện tại và thực hiện bằng các biện pháp kiên quyết, khéo

léo để thu hồi nợ, việc cho vay mới chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho doanh

nghiệp có thời gian thực hiện lộ trình giảm dư nợ vay trên cơ sở các phương án

kinh doanh hiệu quả, khả thi và ngân hàng kiểm soát được nguồn thu đồng thời

tăng cường tài sản bảo đảm cho các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro.

Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa ngân hàng và khách hàng, giúp ngân hàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng vay vốn để có những biện pháp thích ứng, kịp thời đồng thời phát hiện những khó khăn của khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ khách hàng.

Như vậy, thực hiện tốt chính sách khách hàng ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam sẽ có được lực lượng khách hàng đông đảo, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện sàng lọc dần và xây dựng được nền khách hàng ổn định, tín nhiệm, chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao.

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w