Thực hiện tốt các quy chế về đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 92)

Khi phân tích điều kiện đảm bảo, các cán bộ tín dụng của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam phải xem xét đến nguồn trả nợ ngân hàng an toàn nhất, cơ bản nhất là nguồn thu từ dự án, vì vậy điều kiện tiên quyết khi xét duyệt cho vay là tính khả thi và hiệu quả của dự án. Nhưng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thể thực hiện được thì tài sản đảm bảo là cơ sở kinh tế pháp lý để ngân hàng có thể thu hồi được các khoản đầu tư cho vay. Hiện nay các biện pháp bảo đảm tiền vay đang được áp dụng là cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay có tài sản đảm bảo bằng tài sản của khách hàng; bảo lãnh tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tùy theo năng lực tài chính và hiệu quả của dự án mà ngân hàng

áp dụng các loại biện pháp bảo đảm tiền vay trên, về vấn đề tài sản đảm bảo cần lưu ý một số nội dung sau:

- Tài sản bảo đảm thế chấp cần đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý và kinh tế theo quy định hiện hành, đảm bảo không có tranh chấp tài sản đảm bảo. Khi thực hiện nội dung này ngân hàng cần yêu cầu khách hàng phải xác nhận bằng văn bản khẳng định tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

- Khi cho vay bằng tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng cần phải xem xét kỹ hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp, ngoài ra cần đi khảo sát thực tế từng tài sản đảm bảo nhằm ngăn chặn và tránh được hiện tượng lừa đảo, làm giả giấy tờ.

- Để tránh rủi ro thì định kỳ phải đánh giá lại tài sản đảm bảo. Giá trị tài sản đảm bảo định kỳ ít nhất là 6 tháng phải được đánh giá lại một lần.

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w