Một số kiến nghị tới Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 102)

• Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng vay, cụ thể: Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin cho ngân hàng. CIC

cần đẩy mạnh việc phối hợp, thu thập thông tin từ các TCTD, từ trung tâm thông tin của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng

được cung cấp các thông tin dự báo vĩ mô về định hướng phát triển kinh tế của từng ngành...Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, các ngân hàng cũng cần thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Ngân hàng phải cung cấp thưòng xuyên và cập nhật

liên tục cho CIC các số liệu về số dư tiền gửi, tiền vay, sự biến động tài khoản của khách hàng, hồ sơ kinh tế của khách hàng.. .trên cơ sở đó CIC sẽ thiết lập được lịch sử cho khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin giữa các ngân hàng với nhau. Chính phù và cơ quan quản lý

cần phải cung cấp các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, các chính sách chế độ luật pháp cho các doanh nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp cũng có

được các thông tin về các đối tác của mình, thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác

và phát triển kinh tế.

• Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng, có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng nhà nước. Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả của hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel. Nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám

sát liên tục các ngân hàng thương mại bằng hai hình thức là thanh tra tại chỗ và

giám sát từ xa.

• Tiếp tục sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh, tiến hành việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường

chứng khoán để phân tán rủi ro.

• Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống

cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

• Xây dựng hệ thống phân tích, xếp loại doanh nghiệp thống nhất toàn ngành để các bộ, ngành liên quan.có thể trao đổi thông tin, tham khảo kết quả giám sát, phân tích.

• Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và xây dựng một hệ thống các chỉ số mang tính chuẩn mực để thống nhất, đánh giá, so sánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Định kỳ hàng năm Ngân hàng Nhà nước thu thập thông tin, tính toán và thông báo các chỉ số trung bình toàn ngành về chất lượng tín dụng để các tổ chức tín dụng tham khảo so sánh. Ví dụ như một số chỉ số cơ bản: tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro/dư nợ bình quân.

3.3.2. Một số kiến nghị đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Khách hàng và ngân hàng có mối quan hệ gắn bó trong quá trình tồn tại và phát triển. Khách hàng là đối tác của ngân hàng trong quan hệ tín dụng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Ngược lại, ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng đẻ khách hàng tiến hành sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Rủi ro trong quá trình kinh doanh của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng ở các mức độ khác nhau. Cho nên cả khách hàng và ngân hàng cần phải cùng nhau giữ gìn mối quan hệ nhằm hạn chế rủi ro.

Các khách hàng cần phải thực sự coi ngân hàng là bạn hàng quan trọng lâu dài của mình bởi doanh nghiệp quan hệ với ngân hàng không chỉ vì quan hệ vay vốn mà còn bởi vì ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ và toàn diện các yêu cầu luân chuyển vốn trong kinh doanh của khách hàng.

Khách hàng phải luôn trung thực, thể hiện thái độ tích cực trong hợp tác với ngân hàng nhất là thái độ thiện chí trong việc trả nợ. Có như vậy mới tạo được mối quan hệ tốt đẹp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quan hệ về

Khách hàng cần cải thiện tình hình tài chính của mình để tạo sự yên tâm cho Ngân hàng, thường xuyên trao đổi ý kiến, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng, khi có bất cứ sự thay đổi nào trong doanh nghiệp như thay đổi cản bộ quản lý, khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động của khách hàng như thay đổi về nhân sự, bộ máy quản lý, chuyển đổi hình thức hình thức kinh doanh... đều phải thông báo ngay lập tức cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua phần trình bày trên, có thể nói nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng doanh nghiệp nói riêng là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn thận và khoa học. Việc áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng sẽ đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn giữa lợi nhuận mà ngân hàng nhận được và sự an toàn cho ngân hàng. Nếu mải chạy theo những đồng vốn huy động hay cho vay thì ngân hàng sẽ đối mặt với những nguy cơ phá vỡ sự an toàn. Nhưng bên cạnh đó, nếu áp dụng một cách ngặt nghèo và cứng nhắc các giải pháp hạn chế rủi ro thì ngân hàng sẽ không có kết quả hoạt động tốt nhất là trong tình hình hiện nay. Vì vậy, dựa vào những phân tích về thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong ba năm 2011, 2012 và 2013 luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Maritime Bank và một số kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tín dụng ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một quốc gia và ngày càng khẳng định được vị thế của tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường đang trong xu thế hội nhập như Việt Nam.

Với mục tiêu đưa ra được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Maritime Bank, nội dung đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM; Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng, thấy được những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; Đưa ra được mục tiêu và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Maritimebank. Để thực hiện được các mục tiêu và giải pháp đó đề tài cũng đua ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước.

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Nguyễn Như Minh, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết luận văn.

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Sau đại học, Trường Học Viện Ngân Hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em

học tập. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng TMCP

Hàng Hải Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em có được nguồn tài liệu vô cùng quý báu.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S.Nguyễn Đức Chính, “Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân”, Tạp chí ngân hàng số 3/2009.

2. TS. Trần Đình Định (2006), Những quy định của pháp luật về Họat

động TD, NXB Tư Pháp.

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

5. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ ngân hàng,

NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

8. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2008): Nghiệp vụ NHTM, NXB Tài chính.

9. TS.Trịnh Thị Ngọc Lan, "Thực trạng và giải pháp về vốn cho DNV&N trên địa bàn Hà Nội ”, Tạp chí ngân hàng số 1+2/ 2011.

10. Th.S.Bùi Thanh Quang, "Tăng cường quản lý vốn vay để nâng cao hiệu quả tín dụng DNV&N”, Tạp chí ngân hàng số 3/2010.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-

NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, Hà Nội.

14. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013, Hà Nội.

15. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013, Hà Nội.

16. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009), Quy đinh về trình tự thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009, Hà Nội.

17. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009), Quyết định chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp số 0658/QĐ-QLTD1 ngày 15/07/2009, Hà Nội.

18. NHNNVN (2001), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng,

Số 1627/2001/QĐ-NHNN.

19. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Tài chính - Tiền tệ, NXB Thống kê.

20. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong Kinh doanh NH, NXB Thống kê.

21. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013J, Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ

ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

22. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN (2004), Luật các

TCTD và Luật sửa đổi, bổ sung luật các TCTD, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w