Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu 0280 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NH NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ (FILE WORD) (Trang 71 - 83)

Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng, kinh tế cá thể cũng cần được đầu tư. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”.

Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện cơ cấu, tổ chức lại sản xuất để phù hợp với tình hình mới, đưa ngành nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện, hiện đại. NHNo&PTNT và từng Chi nhánh phải đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò chủ đạo. Nằm

trên địa bàn một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ nên việc cho vay của Chi nhánh chủ yếu ở một số thành phần kinh tế như cá nhân hộ sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những thành phần khác chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc không có như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Hơn nữa, đang trong thời kỳ

các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phá sản hoặc giải thể. Thì việc lựa chọn đầu tư vào khách hàng là cá nhân hộ gia đình, nông nghiệp nông thôn giúp các NHTM an tâm hơn, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hơn.

2.2.2.1. Cơ cấu dư nợ

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

8,3 3,7 9,4

Trong đó:

1. Doanh nghiệp nhà nước 1.09

8,3 3,7 1.10 9,4 1.10

2. Công ty cổ phần - - -

3. Công ty hợp danh - - -

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn - - -

5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước - - -

6. Doanh nghiệp tư nhân - - -

7. Pháp nhân khác - - -

8. Hợp tác xã - - -

II. Doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Số lượng (doanh nghiệp) 640 665 681 - Tổng dư nợ 4.00 6,7 4.57 3.3 5.50 2,6 Trong đó:

1. Doanh nghiệp nhà nước 232

,4 25 0,5 285 ,8 2. Công ty cổ phần 610 ,6 3,3 67 ,7 765 3. Công ty hợp danh - - -

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn 878

,3 6,7 94 5,2 1.06

5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 277

,1 1,7 22 ,7 244

6. Doanh nghiệp tư nhân 409

,3 9,5 47 ,1 534

7. Pháp nhân khác 1.5

99 1,6 2.00 7,1 2.60

05 77 12 - Dư nợ ngắn hạn 2.6 14 3.039 3.631 - Dư nợ trung hạn 2.1 93 2.3 55 2.6 59 - Dư nợ dài hạn 298 283 322

Nguồn: Báo cáo cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế các năm 2014 - 2016.

Năm 2015, tổng dư nợ của doanh nghiệp lớn đạt 1.103,7 tỷ đồng, tăng 5,4 tỷ đồng so với cùng ký năm 2014, và đến năm 2016 tăng 11,1 tỷ đồng, tương đương 0,5% so với năm 2015.

61

Thời kỳ này, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tăng cường cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn (cụ thể là Nghị định 41 của Chính phủ) và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với nhiều chính sách kích cầu của Chính phủ hỗ trợ khu vực này vì thế dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn, cá nhân hộ sản xuất và doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh chóng. Năm 2015 tổng dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 4.573,3 tỷ đồng, tăng 566,6 tỷ đồng, tương đương tăng 14,1% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 929,3 tỷ đồng, tương đương tăng 20,3% so với năm 2015. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đa dạng được loại hình sản phẩm, từng bước chuyển kịp với cơ chế thị trường. Vì thế nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng và ngân hàng có thể mở rộng tín dụng. Việc cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy đa dạng và phong phú nhưng cũng đầy tính phức tạp. Cho vay đối với thành phần kinh tế này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo tiền vay nhưng giấy tờ pháp lý thế chấp không đầy đủ hoặc khi vay doanh nghiệp lại gặp sự cố thì việc chuyển hoá tài sản thế chấp lại gặp khó khăn do thủ tục pháp lý.

Bảng 2.6: Cơ cấu phân theo kỳ hạn

Nợ quá hạn 34

1,5 284,2 295,3

Tổng dư nợ 5.1

05 5.677 6.612

năm 2016 đã lên đến 54,9%/tổng dư nợ. Nguyên nhân là do các doanh nghiêp vừa và nhỏ phát triển nhiều đồng thời kinh tế hộ gia đình bùng nổ, Chi nhánh đã tiến hành tư vấn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo uy tín đối với khách hàng. Kết quả là chi nhánh đã thu hút được một lượng lớn các khách hàng vay vốn để thỏa mãn nhu

cầu cho vay ngắn hạn.

Bên cạnh cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên. Dư nợ

cho vay trung hạn năm 2015 đạt 2.355 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng là 7,4%, và đến năm 2016 tăng 304 tỷ đồng tương đương tăng 12,9% so với năm 2015. Dư nợ cho vay dài hạn năm 2015 đạt 283 tỷ đồng,

giảm 15 tỷ đồng tương đương với 5% so với năm 2014, có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự sụt giảm này nhưng chủ yếu nhất vẫn là vì nhu cầu đầu tư dự án dài hạn của khách hàng giảm do nền kinh tế khó khăn. Năm 2016 dư nợ cho vay dài hạn tăng 39 tỷ đồng tương đương tăng 13,8% so với năm 2015. Giải thích cho sự tăng trưởng của tín dụng trung và dài hạn đó là các chủ thể kinh tế

đang có nhu cầu vốn trung và dài hạn lớn để đầu tư vào chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu

cầu vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn cho vay ngắn hạn

Nhìn chung, hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả tốt tuy nhiên

nên chú trọng đến công tác thu nợ để chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao hơn

2.2.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng hay ít nhiều cũng là việc xác định không phù hợp các điều kiện cho vay như thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ, mục đích sử dụng vốn. Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý.

Bảng 2.7: Diễn biến nợ quá hạn

Tổng dư nợ 5.1 05 5.677 6.612 Nợ xấu / tổng dư nợ (%) 1, 3 0,91 0,63

Biểu đồ 2.2: So sánh nợ quá hạn và tổng dư nợ

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2014 - 2016

Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn các năm 2014 đến 2016 thấp cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh được đảm bảo. Năm 2014 tỷ lệ này ở mức 6,7%, sang năm 2015 giảm xuống còn 5% và

64

năm 2016 là 4,5%. Lý giải cho sự thay đổi về chất lượng tín dụng trong những năm qua là do tình hình nền kinh tế dần đi vào ổn định, Chính phủ và NHNN đã có những chủ trương chính sách phù hợp để điều tiết nền kinh tế giữ nền kinh tế dần đi vào ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm do Chi nhánh đã có những biện pháp kịp thời để chấn chỉnh trong công tác tín dụng nên phần nào đã nâng cao chất lượng tín dụng. Đến năm 2016 nền kinh tế đã dần tăng trưởng cộng với sự quản lý, chỉ đạo, điều hành sát sao của lãnh đạo chi nhánh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu nợ quá hạn.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ đang từng bước được kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn những rủi ro không đáng có từ hoạt động cho vay đồng thời trong thời gian tới đòi hỏi chi nhánh phải tiếp tục nỗ lực giảm thiểu nợ quá hạn hơn nữa và định lượng trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó tìm ra những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất đó để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao.

2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu

Theo quyết định số 493/QĐ-NHNN thì các khoản nợ của ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng vì nợ quá hạn chỉ phản ánh số tiền cho vay của ngân hàng không thu hồi được nợ đúng hạn.

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tông du nợ tín dụng 5.105 5.6 77 6.612 Tổng nguồn vốn huy động 5.242 5.6 41 6.549 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 97 10 0,6 101

Biểu đồ 2.3: So sánh nợ xấu và tổng dư nợ

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2014 - 2016

Từ năm 2014 - 2016 tình hình nền kinh tế tuy đã phần nào phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn những bất ổn kéo theo những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cả trong và ngoài nước: sự phá sản của nhiều NHTM lớn trên thế giới, làm ăn thua lỗ, giá dầu, giá vàng và một số vật tư thiết

yếu biến động bất thường. Ở Việt Nam, ảnh hưởng này là rất lớn. NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM, dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động

vốn, giành giật vốn giữa các NHTM và nâng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế

đã khiến cho kết quả kinh doanh của các chủ thể kinh tế, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút. NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã làm cho

các khoản vay trở thành nợ xấu. Tuy nhiên, nhờ có hướng đi hợp lý, tỷ lệ nợ xấu

của Chi nhánh vẫn ở trong tầm kiểm soát. Cụ thể là: năm 2014, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,31%/tổng dư nợ và giảm đi còn 0,91% vào năm 2015 và 0,63% năm 2016. Đây là một biểu hiện tốt mà ngân hàng cần phát huy và phát huy tốt hơn nữa.

2.2.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn

Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận luôn gắn với tiềm ẩn rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng luôn ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động đã có, sử dụng vốn sao cho hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Du nợ tín dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng không thu hồi đuợc hết nợ và làm giảm hiệu quả sinh lời của vốn ngân hàng, dẫn đến ngân hàng có những khoản nợ không thu hồi đuợc khi đến hạn và sau khi đã gia hạn nợ phải chuyển sang nợ quá hạn.

Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn ta có thể biết đuợc tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng, chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh

qua các năm từ 2014 đến 2016. Năm 2014 là 97%, năm 2015 tăng lên 100,6% và

đến năm 2016 lên đến 101%. Năm 2015 và năm 2016 chỉ tiêu cho vay vuợt so với

khả năng nguồn vốn huy động bởi do kế hoạch điều chuyển vốn của NHNo&PTNT Việt Nam (năm 2015 là 36 tỷ đồng, năm 2016 là 63 tỷ đồng). Đây là hoạt động của Chi nhánh nhằm đảm bảo kế hoạch cân đối toàn hệ thống.

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh số thu nợ 6.032 6.912 7.751 Dư nợ bình quân 4.955 5.267 6.103 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,21 131 127 Năm 2014 Năm 2015 Năm2016 Tổng thu nhập 934 1.369 1.305 Thu từ hoạt động tín dụng 855 1.279 1.219

Thu từ hoạt động tín dụng/tổng thu

nhập 91.5% 93,4% 93,4%

Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ ngày càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày

càng có hiệu quả khi tận dụng được nguồn vốn điều chuyển từ trung ương. Tuy

nhiên tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng lại cao hơn tốc độ tăng trưởng

của nguồn vốn huy động. Đây chính là vấn đề Chi nhánh cần xem xét, cần tích cực hơn trong việc sử dụng các biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá, đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng và chủ động trong kinh doanh.

Biểu đồ 2.4: So sánh hiệu suất sử dụng vốn qua các năm

■ Tong dư nợ tín dụng

αTồng nguồn vốn huy động

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2014 - 2016

2.2.2.5. Vòng quay vốn tín dụng

Về phía ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng thể hiện khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng, chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách

hàng, giải quyết hợp lý giữa ba lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Kỳ luân chuyển vốn tín dụng nhanh thể hiện chất lượng tín dụng tốt, tổng số dư nợ trong thời kỳ lớn. Ngược lại kỳ luân chuyển tín dụng vốn chậm thể hiện chất lượng tín dụng không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng. Kỳ luân chuyển vốn tín dụng phụ thuộc vào hai chỉ tiêu: doanh số thu nợ trong kỳ càng cao thì kỳ luân chuyển càng nhanh và ngược lại dư nợ cho vay bình quân càng nhỏ thì kỳ luân chuyển vốn càng chậm. Tình hình vòng quay vốn tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng

Đơn vị: tỷ đồồig

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2014- 2016

Năm 2014 vòng quay vốn tín dụng là 1,21 vòng/năm, năm 2015 tăng 1,31 vòng/năm và đến 2016 giảm còn 1,27 vòng/năm. Như vậy, vòng luân chuyển vốn tín dụng tăng giảm tương đối ổn định là do Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác quản lý và thu nợ của những khoản vay trong năm. Mặt khác, sản xuất của khách hàng tuy còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khá, vốn ít bị ứ đọng giúp khách hàng có nguồn thu đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.2.2.6. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.11: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư, kinh doanh khác chiếm phần rất nhỏ. Trong năm 2014, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến hơn 90% tổng thu nhập. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh rất tốt. Năm 2015 và năm 2016 cho thấy được nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp

Một phần của tài liệu 0280 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NH NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ (FILE WORD) (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w