Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Hà Nam là đơn vị thành viên trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/03/1997, có trụ sở tại số 52, đường Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Agribank Hà Nam có 358 cán bộ công nhân viên chức. Về cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành như sau:
Chi nhánh loại 1: Tại Hội sở chính gồm 7 phòng chức năng theo mô hình vừa chỉ đạo điều hành vừa trực tiếp hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh loại 2: Gồm 06 chi nhánh
1. Chi nhánh NHNN&PTNT thành phố Phủ Lý 2. Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Duy Tiên 3. Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Lý Nhân 4. Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Kim Bảng 5. Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục 6. Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thanh Liêm
Hà Nam là một tỉnh nhỏ nằm phía đông nam Hà Nội, có diện tích 852,2 km2, D/S hơn 80 vạn người, có hệ thống giao thông khá thuận tiện như quốc lộ 1A, quốc lộ 21, đường sắt Bắc Nam chạy qua, hệ thống sông ngòi nhiều như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ...
Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thuần nông, sản xuất nhỏ thủ công chủ yếu là nông sản chế biến thô nên khả năng cạnh tranh thấp.
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng số Tỉ trọng Tổng số Tỉ trọng Tổng số Tỉ trọng 24
Công nghiệp chủ yếu là khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, ngói....với sản lượng lớn cung cấp cho khu vực phía Bắc cũng như cả nước.
Hà Nam còn là một tỉnh thuộc vùng bán sơn địa nên rất phù hợp cho việc phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản, phát triển kinh tế trang trại cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến bố trí cơ cấu và quy mô sản xuất. Có nhiều làng nghề truyền thống nhưng qui mô nhỏ như: nghề mộc (huyện Kim Bảng), bánh đa, dệt (huyện Lý nhân), sừng mỹ nghệ (huyện Bình Lục), mây tre đan, bọc trống (huyện Duy Tiên), nghề thêu (huyện Thanh Liêm).
Trong thời gian qua tỉnh Hà Nam đã quy hoạch phát triển 8 khu công nghiệp, trong đó có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, gồm: Khu công nghiệp Đồng Văn I, diện tích 221,2ha; Khu công nghiệp Đồng Văn II, diện tích 320 ha; Khu công nghiệp Đồng Văn III giai đoạn I là 131 ha; Khu công nghiệp Đồng Văn IV, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Hòa Mạc, diện tích 131 ha và Khu công nghiệp Châu Sơn 325,1ha. Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đều được đầu tư hạ tầng đồng bộ, đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoạt động đầu tư, SXKD của DN. Đến nay, các khu công nghiệp Hà Nam trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Từ đây, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh, vươn lên trong top 10 tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất.
Dựa vào những điều kiện thuận lợi và những tiềm năng của địa bàn, Chi nhánh Agribank tỉnh Hà Nam đã và đang tìm mọi biện pháp nhằm thực hiện các chức năng của mình: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, tạo ra tiền tệ trong hệ thống ngân hàng. Với mục tiêu hoạt động kinh doanh "Tăng trưởng - An toàn - Hiệu quả" thể hiện trên mọi lĩnh vực, Agribank Hà Nam đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
25