Từ thực tế chất lượng hoạt động tín dụng của Agribank Hà Nam trong những năm qua cho thấy nâng cao chất lượng tín dụng là đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng vững chắc và an toàn không những ổn định nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống Agribank nói chung và của Agribank Hà Nam nói riêng.
Để thực hiện tốt những mục tiêu trên Agribank Hà Nam cần có một số giải pháp sau:
3.2.1. Mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa khách hàng
Tiếp tục đa dạng hoá thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng có tài sản đảm bảo, nhất là đối với khách hàng thuộc TPKT ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ, cho vay đối với DN vừa và nhỏ. Mở rộng cho vay đối với các khách hàng đang SXKD trong các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh doanh mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường giá cả.
Hiện nay, Chính phủ rất ưu tiên đối với DN vừa và nhỏ và cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Do đó, các DNNVV sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Mặt khác kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá trong thời gian gần đây nhưng đầu tư tín dụng cho các DN quy mô lớn gặp khá nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các DN không lớn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền vững trong hoạt động kinh doanh không cao. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trường DNNVV là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, phù hợp với năng lực
52
làm việc và kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng Agribank Hà Nam.
Khi kinh tế phát triển thì kèm theo đó là thu nhập của người dân tăng lên sẽ thúc nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của họ tăng theo. Vì vậy, ngân hàng cần tiếp tục phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng như cho vay CBCNV, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô ... để có khai thác tối đa lượng khách hàng tiềm năng. Hiện nay, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tiêu dùng cá nhân chỉ chiếm 11% trong tổng dư nợ của Agribank Hà Nam và định hướng sẽ tăng lên 15% trong năm 2017 và tiếp tục tăng lên trong các năm tiếp theo vì cho vay tiêu dùng thường có mức lãi suất cao hơn các đối tượng khác nên sẽ mang lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ (trả lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng .), đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng.
Mở rộng cho vay ngoại tệ đối với khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển nhóm khách hàng là DN có vốn đầu tư nước ngoài bởi Việt Nam đang dần hội nhập sâu rộng với thế giới và là điểm đến của nhiều tổ chức nhà đầu tư lớn. Hà Nam hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Châu Sơn và Khu công nghiệp Đồng Văn, chính quyền và ban quản lý các khu công nghiệp đã có nhiều chương trình kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc. Thực tế đầu tư cấp tín dụng cho thấy đây là nhóm khách hàng thường có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh, do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng. Ngoài ra, việc phát triển các đối tượng khách hàng này sẽ kéo theo các dịch vụ khác đi kèm như mua bán ngoại tệ, mở LC, nhờ thu, thanh toán nước ngoài đảm bảo được nguồn thu nhập và KH tài chính của ngân hàng. Do
đó, đây là phân khúc thị trường cần có sự quan tâm nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị chu đáo cho sự phát triển trong tương lai.
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Xu hướng hiện nay quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn, các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến bất thường hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Do đó, công tác thẩm định ngày càng quan trọng hơn trong quy trình cấp tín dụng, vì thế cần nâng cao năng lực thẩm định bằng các biện pháp như bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan; đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp về công tác thẩm định; khai thác tốt hệ thống thông tin và cập nhật thường xuyên để không bị lạc hậu.
Trong quá trình thẩm định cần chú ý đến các điểm sau:
- Tìm hiểu và phân tích bản thân DN: tư cách và năng lực pháp luật; năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý hoạt động SXKD của chủ DN; mô hình tổ chức của DN, cách bố trí lao động;
- Phân tích đánh giá khả năng tài chính:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chủ đầu tư cung cấp (tối thiểu là 2 năm đối với các DN đang hoạt động và 1 năm gần nhất đối với DN mới thành lập để thực hiện dự án);
+ Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DN.
- Phân tích quan hệ của khách hàng với ngân hàng mình và các ngân hàng khác: tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng bao trong quá khứ và hiện tại (bao gồm dư nợ, NQH, mục đích vay vốn, doanh số cho vay, thu nợ, số dư bảo lãnh, mức độ tín nhiệm...).
Công tác thẩm định chỉ đạt hiệu quả khi cán bộ thẩm định thu thập đầy đủ các thông tin chính xác từ nhiều nguồn như:
54
- Thông tin trực tiếp do người đi vay cung cấp như các báo cáo tài chính, báo cáo nhập xuất tồn, báo cáo công nợ phải thu, phải trả, tình hình hàng tồn kho.
- Thông tin lấy từ bạn hàng của chủ đầu tư, các DN hoạt động cùng ngành nghề, cùng địa phương qua đó xác định uy tín và vị thế của của DN trên thị trường.
- Thông tin từ các cơ quan quản lý và các đầu mối cung cấp thông tin như Tổng cục thống kê, tổng cục thuế, Bộ kế hoạch và đầu tư, các tổ chức hiệp hội ngành nghề để tạo nguồn thông tin về tín dụng và thông tin về thị trường, ngành hàng mà Agribank Hà Nam đầu tư cấp tín dụng.
- Thông tin từ trung tâm tín dụng (CIC) của NHNN và thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của Agribank. Thực tế cho thấy, cán bộ khách hàng ít khi thu thập thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng. Việc này gây rủi ro rất lớn là khách hàng có thể có lịch sử quá hạn hoặc đang quá hạn tại các TCTD khác mà cán bộ khách hàng không biết. Yêu cầu đặt ra là định kỳ phải lấy thông tin của khách hàng từ trung tâm thông tin tín dụng đối với khách hàng cũ, còn riêng đối với khách hàng mới phát sinh quan hệ tín dụng thì bắt buộc phải lấy thông tin lưu cùng hồ sơ cho vay.
- Nguồn thông tin đặt hàng từ các DN, tổ chức chuyên nghiệp về việc thu thập và xử lý thông tin như các công ty xếp hạng, đánh giá định mức tín nhiệm DN.
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khách hàng
Để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra thì hoạt động giám sát khách hàng là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào. Giám sát khách hàng nhằm mục đích phát hiện tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, bám sát quá trình SXKD, tiến độ hoạt động của dự án, từ đó đề ra các giải pháp kịp thời khi có sự cố. Điều này cũng góp phần làm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu cho ngân hàng.
Để làm tốt công tác giám sát khách hàng cần tiến hành một số công việc sau:
- Kiểm tra thực tế nơi thực hiện dự án, thu thập thông tin liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của khách hàng như hóa đơn, chứng từ mua bán vật tư, thiết bị, hàng hóa... và đối chiếu với mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng;
- Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện KH SXKD, tình hình tài chính, khả năng đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ;
- Kiểm tra chặt chẽ tài sản bảo đảm tiền vay về khấu hao, giá trị còn lại, quyền sở hữu, các giấy tờ liên quan.
- Luôn luôn cập nhật những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập. Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.
Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiệm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra có thể cảnh báo, phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.
Bộ phận này cần phải được hoạt động độc lập với ban lãnh đạo tại Agribank Hà Nam, có như vậy thì Phòng kiểm tra kiểm sát nội bộ mới đủ thẩm quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình, bảo đảm tính độc lập và khách quan
56
trong công tác kiểm tra kiểm soát. Công tác kiểm tra cần phải thực hiện thường xuyên hơn đối với các hoạt động tín dụng tại Agribank Hà Nam. Ngoài ra, sau khi kết thúc năm tài chính, cần thuê một cơ quan kiểm toán độc lập bên ngoài để thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản cho vay.
Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
Hiện nay, thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng trong thời gian qua là khá căng thẳng, đã dẫn đến những hạn chế các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản cho vay. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới thì việc tăng cường cả về số lượng và chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng.
Ngân hàng cũng cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm để hạn chế rủi ro trong cho vay như là:
- Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các
quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.
- về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Cán bộ ở cương vị càng cao thì càng phải gương mẫu.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về SXKD cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo luận văn trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Quan trọng ngân hàng cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
3.2.6. Các giải pháp khác
3.2.6.1. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay
- Đối với khách hàng cá nhân: Cán bộ khách hàng cũng phải như là một nhân viên tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp. Khi cho vay vốn cán bộ khách hàng nên hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm bán kèm tín dụng (sản phẩm bảo an tín dụng). Với sản phẩm bảo an tín dụng này, khi có những rủi ro
58
như khách hàng chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn công ty bảo hiểm sẽ chi trả phần dư nợ còn lại. Vì vậy, ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro được rất nhiều.
- Đối với tài sản thế chấp là các công trình xây dựng, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm: bảo hiểm công trình (đối với dự án đầu tư), bảo hiểm cháy nổ ... đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa, phương tiện cơ giới cũng phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm như: bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm vật chất xe cơ giới ... trong đó nêu rõ người thụ hưởng bảo hiểm là Agribank Hà Nam.
- Đối với các khách hàng là DN: nên có yêu cầu bắt buộc là phải có tài sản đảm bảo. Qua việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ phân loại rủi ro của khách hàng để từ đó có yêu cầu về tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản bảo đảm.
- Hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng,