dụng là kết quả đạt được với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng.
1.3.2. Đặc điểm của chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là ngân hàng và khách hàng. Bởi vậy chất lượng tín dụng ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu
có thể
tỉnh toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn...), vừa trừu tượng (thể hiện qua
khả
năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế...). Chất lượng tín dụng vừa chịu ảnh
hưởng của các nhân tố chủ quan (khả năng quản ỉỷ, trình độ, đạo đức của cán bộ
ngân
hàng và khách hàng...) và khách quan (sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội như
khuynh hướng phát triển kinh tế, môi trường pháp lỷ..
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của NH với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
Huy động vốn và cho vay là hai hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng đã trở thành vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chất lượng tín dụng không đảm bảo hoặc yếu kém có thể trở thành nguy cơ gây phá sản cho ngân hàng, thậm chí gây cản trở cả hệ thống ngân hàng.
Chính vì lẽ đó, các NH phải luôn lấy chất lượng tín dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu sau đó mới đến các tiêu chí khác. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện ở một số điểm sau: