- Tỷ lệ nợ quá hạn
07 176 270 05 123 69 153 37 33.6 94.0 Dư nợ trung dài hạn 5 ĩ 221.72
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là buớc quan trọng nhất trong quy trình cho vay của Ngân hàng, quyết định đến chất luợng tín dụng và phòng ngừa rủi ro. Nếu không chú trọng, lơ là công tác thẩm định tín dụng thì chắc chắn Ngân hàng sẽ không tránh đuợc những rủi ro, làm ảnh huởng đến hoạt động của Chi nhánh, thậm chí gây ra những hậu quả khó luờng. Chính vì thế để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải thì việc hoàn thiện, nâng cao chất luợng thẩm định tín dụng cần phải đuợc quan tâm đúng mực.
Trong quá trình thẩm định tín dụng cần phải tăng cuờng chuyên môn hóa, đề cao vai trò điều hành của Hội sở chính, ban hành cơ chế chính sách quy định cụ thể và rõ ràng. Phuơng pháp thẩm định cần đuợc chỉnh sửa và hoàn thiện, thống nhất với các quy định. Bên cạnh đó để công tác thẩm định tín dụng đuợc nâng cao Chi nhánh cũng cần đào tạo đội ngũ chuyên gia về thẩm định dự án, bổ sung số luợng, nâng cao chất luợng, có chính sách thuởng phạt nghiêm minh, căn cứ vào ết quả để sắp xếp, tuyên duơng, kiểm điểm thuờng xuyên đội ngũ, đảm bảo ý thức cũng nhu tiến độ.
Cụ thể hơn, trong quá trình thẩm định cần chú ý đến các điểm sau: - Thu thập, xử lý thông tin
+ Lấy thông tin từ nhiều nguồn, các chiều khác nhau. Đối với các khách hàng mới để lấy đuợc những thông tin chính xác, trung thực thì bên cạnh việc lấy thông
tin từ khách hàng có thể tìm hiểu thêm từ các đối tác làm ăn, thông tin tín dụng từ ngân hàng Nhà nước, các cơ quan báo đài mạng Internet,... Đối với các khách hàng truyền thống thì có thể phân tích thêm quan hệ tín dụng, tiền gửi trong quá khứ để đánh giá mức độ tín nhiệm.
+ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, các văn bản giấy tờ về quyền sở hữu.
+ Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Tìm hiểu, phân tích khách hàng, tư cách, năng lực pháp luật, năng lực quản lý sản xuất, inh doanh.
+ Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Tiến hành xếp hạng, lựa chọn khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng. Đây là bước quan trọng sau khi xử lý thông tin giúp Chi nhánh quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng, xác định mức độ giám sát, đảm bảo vốn cho vay ra thu hồi đầy đủ, đúng hạn, là cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro. Việc xếp hạng phải được thực hiện với tất cả khách hàng không phân biệt cũ mới dựa trên các tiêu chí cụ thể được quy định như:
+ Tính cách, trách nhiệm, độ tin cậy, thiện chí trả nợ của người đi vay + Quá khứ tín dụng
+ Mức độ rủi ro ngành nghề
+ Tính hiệu quả của dự án, chiến lược kinh doanh + Tài sản đảm bảo
Sau khi phân loại, lựa chọn khách hàng cần có sự chủ động đặt quan hệ tín dụng với các đơn vị inh tế có uy tín, làm ăn hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng cho Chi nhánh.