Phú Thọ
Qua nghiên cứu các trường hợp trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác hoạch định chính sách tín dụng ưu đãi đối với NHCSXH tỉnh Phú Thọ như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ TK & VV và quá trình sử dụng vốn của các hộ vay.
Công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ tiết kiệm vay vốn là một nhiệm vụ không tách rời trong hoạt động của NHCSXH Việt Nam nói chung, NHCSXH tỉnh Phú Thọ nói riêng. Để làm tốt công việc này, NHCSXH tỉnh Phú Thọ cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho tổ TK & VV, từ đó nâng cao trình độ quản lý vốn, cũng như nắm chắc quy trình cho vay. Hiểu rõ công việc phải làm, Ban quản lý tổ cũng sẽ làm tốt công việc của mình: Như việc bình xét cho vay diễn ra dân chủ, khách quan, đúng đối tượng. Tránh trường hợp tổ trưởng chỉ định cho vay và dẫn đến việc vay chung, vay ké, sử dụng vốn sai mục đích.
Thứ hai, có giải pháp củng cố, nâng cao chất tín dụng ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên cơ sở đánh giá đặc điểm từng địa phương để xây dựng phương án riêng.
Phú Thọ. Để làm tốt công việc này, Ban giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Thọ có thể đưa ra mô hình điểm, cụ thể: Lấy phòng giao dịch nào hoạt động tốt, vượt trội để phân tích, đánh giá nguyên nhân đạt được cũng như chưa đạt được, để xây dựng phương án phù hợp cho các phòng giao dịch khác.
Thứ ba, củ ng cố và nang cao chấ t ư ợ ng củ a ban đ ạ i
dệ n HĐ QT NHCSXH
Các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân để tham mưu điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Nghiên cứu triển khai việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện. Bởi lẽ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND xã, công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với NHCSXH được chặt chẽ hơn. Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo quyết liệt Ban giảm nghèo, Trưởng thôn và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, quản lý tốt hơn nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn. Từ đó, chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn giảm, những tổ TK & VV hoạt động yếu kém sẽ kịp thời được củng cố; các chủ trương, chính sách mới được triển khai kịp thời đến đối tượng thụ hưởng. Đồng thời việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện đã nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và khẳng định được trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, đạt hiệu quả hơn trong việc triển khai và thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, đồng thời quản lý tốt các nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn xã. Thông qua công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, Chủ tịch UBND
cấp xã kịp thời nắm bắt được tình hình quản lý vốn vay và những đề xuất, kiến nghị tại cơ sở để xử lý kịp thời.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính quyền, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các chương trình cho vay.
NHCSXH cần phối hợp với các cơ quan chính quyền, đoàn thể để làm tốt công tác tuyên truyền về chỉ thị, nghị quyết của Đảng về các chương trình cho vay của NHCSXH. Phối kết hợp trong công tác bình xét đối tượng, trong kiểm tra, giám sát. Đồng thời có các biện pháp xử lý đối với các trường hợp quá hạn, nợ xấu...
Thứ năm, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, năng lực và trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ NHCSXH.
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, và đối tượng vay vốn chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, các món vay thì nhỏ lẻ, cán bộ ngân hàng làm việc và giao tiếp với khách hàng mang nặng tính phục vụ và giải thích. Việc này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có tình yêu nghề thì mới làm tốt công việc được giao. Chính vì vậy Ban giám đốc chi nhánh cần tổ chức nhiều và thường xuyên hơn nữa các buổi tập huấn nghiệp vụ và các lớp kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, với phương châm “Với công việc thì tận tụy và nhiệt huyết, với khách hàng phải phục vụ tận tình và khéo léo”.
Bên cạnh đó, NHCSXH đang trong giai đoạn hoàn thiện hiện đại hóa tin học nên nhiều khi cán bộ còn vấp phải các lỗi cơ bản trong quá trình giao dịch, nên việc mở các lớp tập huấn về vận hành phần mềm giao dịch kế toán trung tâm và giao dịch xã là rất cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nâng cao hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và các yếu tố liên quan đến nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi là rất cần thiết để có được những đáng giá, nhận xét chính xác, toàn diện, khách quan về thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với NHCSXH. Mặt khác, qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số NHCSXH trong nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho các nhà Quản trị NHCSXH tỉnh Phú Thọ
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ