Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

Một phần của tài liệu 0306 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 52 - 55)

ngoài

Ngày 29/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu

lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (Đề án 71).

Đề án 71 là chính sách hết sức thiết thực của Chính phủ trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, nhất là các huyện nghèo, được triển khai với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ưu đãi vay vốn lãi suất thấp, miễn phí toàn bộ chi phí học nghề, ngoại ngữ, ăn ở...

Trên cơ sở đó, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiệm vụ được giao và thực hiện chính sách theo đúng đối tượng được quy định của đề án 71.

(tỷ lệ giảm là 50.39%) so với năm 2014 và giảm 2.500 triệu đồng (tỷ lệ giảm là 28,09%) so với năm 2013. Điều này là do thị trường xuất khẩu lao động của nước ta lớn nhất là Malaysia, tuy nhiên đến năm 2013 thị trường này đã bão hòa, chính phủ Malaysia áp dụng chính sách tiền lương tối thiểu mới, trong khi đó một số doanh nghiệp không những thu nhập không tăng, người

lao động còn bị trừ quá nhiều khoản phí, bị cắt các khoản phụ cấp đã làm cho tình hình đời sống, việc làm của lao động Việt Nam ngày càng khó khăn. Do đó cũng đã làm cho khách hàng vay vốn để đi lao động nước ngoài của NHCSXH giảm. Số lượng lao động đi xuất khẩu là 128 người, số lượng lao động đi xuất khẩu còn dư nợ là 782 người.

Dư nợ trong những năm gần đây nhìn chung tương đối ổn định. Năm 2015 dư nợ đạt 28.100 triệu đồng, giảm 2.300 triệu đồng (tỷ lệ giảm 7,57%) so với năm 2014, đạt 98,6% kế hoạch.

Nguồn vốn cho vay của NHCSXH đã giúp cho các đối tượng chính sách cải thiện đời sống, giúp cho họ xóa đói, giảm nghèo, có của ăn, của để, có nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy, trong những năm qua nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng chỉ ở mức thấp, năm 2012 là 0,59%, đến năm 2014 chỉ còn 0,39%. Điều đó đã thể hiện được chất lượng tín dụng phần nào đã được tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2015, nợ xấu là 0,67%. Điều này do nguyên nhân khách quan mang lại. Trên địa bàn tỉnh có một số lượng người lao động đi xuất khẩu tại thị trường Libya. Trong năm 2015, tình hình chiến sự tại Libya leo thang buộc lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn, nên đã làm cho người lao động không có tiền để trả nợ ngân hàng. Dan đến nợ quá hạn tăng.

Mặt khác, ở một số huyện nghèo trình độ văn hóa, tay nghề, tình trạng sức

khỏe của nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng không thích ứng được với tác phong công nghiệp ở các nước phát triển, nên người lao động sau một thời gian đã bỏ về nước, làm cho không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần chú trọng trong công tác đào tạo cho người lao động muốn đi xuất khẩu để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu 0306 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w