HỘI
TỈNH PHÚ THỌ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1993 - 1994, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi người nghèo trên cơ sở góp vốn từ 3 ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 100 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 200 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 132 tỷ đồng.
Tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Phục vụ người nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, việc cho vay ủy thác hoàn toàn qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sau 7 năm hoạt động 1996 - 2002 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã lên tới 7.083 tỷ đồng với hơn 2 triệu hộ nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất với tổng dư nợ 7.022 tỷ đồng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước, chức năng cho vay của Ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại”. Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo”. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo.
Tại tỉnh Phú Thọ, NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH nhằm tập chung các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư cho chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh. NHCSXH tỉnh Phú Thọ khi mới thành lập đã gặp rất nhiều khó khăn: số lượng cán bộ ít (18 cán bộ), trụ sở làm việc phải đi thuê, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu, thiếu thốn so với yêu cầu hoạt động và ở mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, kho bạc và quỹ tín dụng trên địa bàn lúc bấy giờ...
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, yêu ngành yêu nghề của tập thể ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã vượt qua khó khăn thử thách, đứng vững trong cơ chế thị trường.
Trải qua 12 năm xây dựng và trưởng thành (2003-2015), NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã có mạng lưới rộng khắp với 01 trụ sở chính đóng tại
thành phố Việt Trì, 12 phòng giao dịch trực thuộc tại các trung tâm huyện, xã và 268 điểm giao dịch tại các xã, phường trong toàn tỉnh. Dám nghĩ, dám làm và quyết tâm đổi mới, do vậy hoạt động kinh doanh của
NHCSXH tỉnh Phú Thọ trong 12 năm qua, đã đạt được nhiều thành tích và trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
NHCSXH tỉnh Phú Thọ có mô hình tổ chức là :
- Ban giám đốc gồm có: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
- Có 5 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng kế toán ngân quỹ, phòng kế hoạch nghiệp vụ, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ, phòng hành chính nhân sự, phòng
tin học.
- Đến ngày 31/12/2015 NHCSXH tỉnh Phú Thọ có 150 cán bộ.
- Chi nhánh trực thuộc: có 12 phòng giao dịch trực thuộc tại tất cả các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.