Thứ nhất, từ ngày đầu khi mới thành lập NHCSXH, nguồn cán bộ đầu tiên được lấy từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông chuyển sang, số đông còn lại là tuyển mới từ trung cấp đến đại học ở các ngành tài chính của các trường khác nhau, thậm chí có cán bộ là hợp đồng bảo vệ chuyển sang đi học tại chức rồi vào làm nghiệp vụ chính thức. Số cán bộ đại học không thuộc chuyên ngành ngân hàng rất đông. Các yếu tố này tạo ra tổng thể một hiệu ứng ở một số không ít cán bộ làm việc mà không nắm được bản chất của ngành. Bên cạnh đó cũng nhiều cán bộ không thường xuyên trau dồi, học hỏi, tìm tòi kiến thức nên dẫn đến nhiều khi làm việc quên hoặc bị nhầm so với văn bản. Kỹ năng mềm khi làm việc rất cần thiết đối với bất cứ ngành nào, NHCSXH cũng không loại trừ. Sự hạn chế kỹ năng mềm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng.
Thứ hai, về việc tổ chức, bình xét cho vay và quản lý tín dụng còn nhiều hạn chế. Là tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp nên nhu cầu vay vốn của người dân rất nhiều, vốn thì có hạn, nên xảy ra tình trạng gia đình nào có mối quan hệ tốt với Chính quyền, với Tổ chức hội, với Tổ trưởng tổ TK&VV thì được xếp vào diện vay vốn. Bên cạnh đó còn nhiều hộ khác cần vốn hơn và đúng đối tượng lại không được vay. Dẫn đến công tác bình xét cho vay thiếu dân chủ, khách quan, không đúng với quy chế của ngành. Và kết quả là người sử dụng
vốn vay không đúng mục đích vẫn cứ được vay, người thiếu vốn sản xuất vẫn cứ thiếu. Tuy nhiên tình trạng này không phổ biến nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Thứ ba, việc tuyển dụng cán bộ do NHCSXH Việt Nam quyết định. Vì vậy NHCSXH tỉnh Phú Thọ bị phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên. Mặc dù trong những năm qua, hệ thống nhân sự của NHCSXH đang dần được hoàn thiện từ Hội sở đến Phòng giao dịch để thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững của đất nước, nhưng số lượng nhân sự vẫn còn quá ít so với khối lượng công việc được giao.
Thứ tư, công tác kiểm tra giám sát vốn vay nhiều khi chưa quyết liệt, chưa xử lý các sai phạm kịp thời.
về phía tổ TK&VV: Khi triển khai cung cấp vốn thông qua mạng lưới tổ TK&VV, theo quy định ngoài việc giúp cho các tổ viên tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổ còn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, phát hiện và xử lý kịp thời những thành viên sử dụng tiền sai mục đích và các khoản nợ rủi ro bất khả kháng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo toàn vốn cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của tổ trưởng mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở người vay sử dụng vốn đúng mục đích. Các thành viên trong tổ chưa đoàn kết, việc ai người đó làm, chưa có ý thức hỗ trợ lẫn nhau nên thành viên này sử dụng vốn sai thì thành viên kia cũng không có ý kiến gì.
về phía tổ chức hội nhận ủy thác: Theo quy định hàng tháng thì các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác từ cấp huyện, cấp xã phải xuống khu dân cư để đối chiếu và kiểm tra vốn vay đến từng hộ. Mục đích là để xem hộ vay đã sử dụng vốn có hiểu quả, đúng mục đích không. Qua đó để nắm bắt được cấp dưới mình hoạt động ra sao. Tuy nhiên, nhiều tổ chức hội, đoàn thể còn coi
việc làm ủy thác chỉ là kiêm nhiệm, không chú tâm và sâu sát nên dẫn đến nợ quá hạn cao và hướng sử lý còn phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng.
về phía ngân hàng: Cán bộ trong biên chế còn mỏng, có những huyện trên 30 xã, đi kèm là lịch giao dịch cố định tại xã dày đặc nên công việc của cán bộ ngân hàng dành cho giao dịch xã đã chiếm phần đa thời gian trong tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm tra, giám sát vốn vay của ngân hàng. Nhiều khi đi kiểm tra giám sát vốn vay xuống địa bàn khu dân cư mới chỉ dừng lại ở mức độ đối chiếu tại nhà văn hóa của khu, chứ chưa xuống trực tiếp tại hộ. Và như thế kết quả phát hiện sai phạm tại hộ là không cao, dẫn đến biện pháp xử lý chưa kịp thời.
Thứ năm, đối tượng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì NHCSXH là công cụ của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững cho đất nước. Chính vì vậy đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu thuộc diện được chính sách ưu tiên. Song song với đó, hoạt động của NHCSXH
theo mô hình được Chính phủ chỉ đạo từ trên xuống thông qua Ủy Ban Nhân Dân các cấp, và cùng với đó giao trách nhiệm cho các tổ chức hội, đoàn thể cùng
cấp nhận ủy thác, cùng với NHCSXH có trách nhiêm quản lý nguồn vốn của Nhà nước sao cho hiệu quả và đúng chính sách. Vì đồng vốn cho vay thông qua
tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và có sự vào cuộc của các cấp chính quyền cùng cấp nên phần lớn vốn vay của NHCSXH cho vay không có tài sản thế chấp.
Nhiều trường hợp hộ vay làm ăn thua lỗ dẫn đến mất cả vốn lẫn lãi, bỏ đi khỏi địa phương với hai mục đích: Tìm kiếm việc làm mới hoặc trốn nợ. Có những trường hợp vay vốn về làm ăn không hiệu quả, lười lao động cũng dẫn đến nợ
Thứ sáu, là tỉnh trung du miền núi, có nhiều huyện nghèo, huyện vùng sâu, vùng xa và có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều nơi cán bộ hội, đoàn thể khi mới đi làm còn chưa học hết THPT. Trong quá trình đi làm mới học hoàn thiện bổ túc thêm, sau đó lại mới học dần lên trung cấp và đại học. Nhưng thực tế tại nhiều địa phương, cán bộ hội, đoàn thể đã nhiều tuổi, đi học chỉ để hoàn thiện bằng cấp chứ tiếp thu được kiến thức không nhiều. Và thực tế khi làm việc với các hội, đoàn thể này họ không chủ động được công việc mà mình phải làm, kết hợp với cán bộ ngân hàng mà không định hướng đúng cho họ cách làm thì nơi đấy chắc chắn việc sẽ bị tồn đọng. Như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dung cho đơn vị, có thể sẽ dẫn đến gia tăng nợ xấu nếu không có giải pháp kịp thời.
Thứ bảy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mực tới hoạt động của ngân hàng. Mặc dù, đặc thù của hoạt động của NHCSXH là có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi chính quyền chỉ xem giao dịch và công việc của ngân hàng cũng giống như các ngân hàng khác hoạt động trên địa bàn mà không sát sao, chỉ đạo tổ chức hội, đoàn thể của mình và thậm chí có nơi giao toàn quyền cho các hội, đoàn thể ủy thác mà không thực hiện chức năng giám sát đối với họ. Kết quả có những hội, đoàn thể đã lạm dụng việc này để phân bổ vốn cho vay tới khu, tổ mình thích, Trưởng bản xóa đói giảm nghèo chỉ biết ký trên giấy tờ mà không xem lại nhu cầu của bà con nhân dân đã được đáp ứng chưa. Tuy nhiên việc này không phải trên phạm vi rộng. Nhưng dù ít cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng tại nơi đó nói riêng, toàn Chi nhánh nói chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ, chỉ rõ những mặt đạt được, hạn chế, cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục và có những đề xuất hợp lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ