Bài học kinh nghiệm về hiệu quả nghiệp vụ TTM đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 39 - 43)

. Nghiệp vụ điều chỉnh tinh (Fin e turn opration)

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về hiệu quả nghiệp vụ TTM đối với Việt Nam

Việt Nam

Nghiên cứu NVTTM của NHTW một số nước và vận dụng hợp với điều kiện phát triển thị trường tài chính, kinh tế tại Việt Nam là cần thiết. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra là:

Một là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ NVTTM và các công cụ CSTT khác trong việc điều hành CSTT như chính sách cho vay tái chiết khấu, chính sách dự trữ bắt buộc. NVTTM không thể phát huy hiệu quả nếu không có các chính sách khác hỗ trợ phối hợp trong đó chính sách tái chiết khấu được chú trọng hơn.

Hai là, thị trường mở chỉ có thể phát huy hiệu quả trên cơ sở phát triển đồng bộ các thị trường khác như: thị trường trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, thị trường thứ cấp mua bán các loại GTCG với nhiệm vụ tạo hàng hoá cho thị trường mở, làm cho thị trường sôi động, tăng tính hấp dẫn. Thông qua hình thức này tác động đến khối lượng dự trữ của các NHTM, lãi suất thị trưòng và hiệu quả của CSTT.

Ba là, đối tác tham gia giao dịch không nhất thiết chỉ là các TCTD. Tuỳ theo mức độ phát triển của thị trường mà các đối tác có thể mở rộng sang các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp khác (như ở Mỹ - bao gồm cả các tổ chức môi giới - nhà môi giới). Khi đối tác tham gia giao dịch NVTTM càng đa dạng thì khả năng điều tiết tiền tệ và thực thi CSTT qua NVTTM càng trở nên linh hoạt và hiệu quả.

Bốn là, để tăng tính linh hoạt trong điều chỉnh của NHTW trên thị trường mở, ở các nước sử dụng các giao dịch mua đi bán lại (kỳ hạn) đều được sử dụng phổ biến hơn mua bán hẳn. Các thời hạn của giao dịch mua bán lại thường cũng hết sức đa dạng.

Năm là, thời hạn cho một giao dịch có kỳ hạn của các nước thường là rất

ngắn như giao dịch qua đêm, có thời hạn từ 1 đến 7 ngày, hay các giao dịch có thời gian dài hơn nhưng không được sử dụng thường xuyên bằng các giao dịch có

thời gian ngắn hạn. Qua đó, giúp cho NHTW có thể phát huy được tính chủ động

dụng. Tại Việt Nam công tác này hiện nay vẫn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức so với yêu cầu thực tế.

Bảy là, vấn đề công nghệ thông tin luôn được quan tâm và được coi như là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của NVTTM. Việc có công nghệ lạc hậu làm tăng thời gian và chi phí vận hành hoạt động NVTTM, do đó nỗ lực hiện đại hoá công nghệ thông tin và các phần mềm nghiệp vụ chuyên sâu luôn phải được liên tục hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, Luận văn đã tập trung vào những cơ sở lý luận chủ yếu về chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương; làm rõ mục tiêu của CSTT, công cụ thực hiện CSTT. Đồng thời, nêu khái niệm về nghiệp vụ thị trường mở, vai trò của nghiệp vụ TTM trong điều hành chính sách tiền tệ. Ngoài ra trong Chương này, Luận văn cũng tập trung chỉ ra các cơ chế để hoạt động nghiệp vụ thị trường mở như thành viên tham gia, hàng hóa tham gia, phương thức giao dịch, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ TTM.

Thêm vào đó, tác giả cũng tập trung nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng công cụ nghiệp vụ TTM của một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Ngân hàng trung ương Châu Âu từ đó tham khảo và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w