Phương thức và tần suất giao dịch nghiệp vụ Thị trường mở

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 62 - 68)

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:

2.2.1.5. Phương thức và tần suất giao dịch nghiệp vụ Thị trường mở

a, Phương thức giao dịch

NHNN thực hiện giao dịch NVTTM theo hai phương thức là: mua hoặc bán giấy tờ có giá. Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định mỗi phiên giao dịch một trong các phương thức sau: giao dịch mua hoặc bán kỳ hạn, giao dịch mua hoặc bán hẳn.

- Mua hoặc bán hẳn: NHNN mua hoặc bán và chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá từ bên bán cho bên mua và không kèm theo cam kết

mua, bán lại. Với phương thức này, chỉ được thực hiện với các loại hàng hóa

mà thời hạn còn lại (tức là thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá ngắn

hạn, tính từ ngày giấy tờ có giá được mua, bán thông qua nghiệp vụ thị trường

mở đến ngày thanh toán) tối đa theo quy định của Thống đốc trong từng thời kỳ.

lại các giấy tờ có giá này sau một thời gian nhất định. Việc chuyển giao quyền sở hữu của các giấy tờ có giá từ NHNN cho TCTD thành viên hoặc ngược lại chỉ mang tính tạm thời. Sau thời hạn giao dịch đã cam kết thì quyền sở hữu lại chuyển về chủ sở hữu lúc ban đầu.

Bảng 2.2: Số lượng các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở 2000-2010

2003 107 0 52 55 02004 123 0 109 0 14 2004 123 0 109 0 14 2005 158 0 150 6 2 2006 162 0 29 131 2 2007 355 0 69 286 0 2008 402 0 260 133 9 2009 329 0 261 68 0 2010 491 0 490 1 0 Tổng số 2277 8 1527 714 28 Năm Tổng số

Phương thức đấu thầu Phương thức xét thầu Lãi suất Khối lượng Ls riênglẻ Ls thốngnhất

Nguồn: NHNN Việt Nam

+ Phương thức đấu thầu:

Việc mua hoặc bán GTCG giữa NHNN và các TCTD trên nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Tại mỗi phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng một phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất.

Trong từng thời kỳ, Ban điều hành NVTTM sẽ quyết định việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ.

0 200 1 48 14 34 12 36 200 2 85 68 17 67 18 200 3 107 88 19 86 21 200 4 123 123 0 83 40 200 5 158 158 0 84 74 200 6 162 162 0 137 25 200 7 355 114 241 45 310 200 8 402 18 384 0 402 200 9 329 68 261 0 329 201 0 491 0 491 0 491 54

Trong các phiên giao dịch nghịêp vụ thị trường mở từ năm 2002 đến 2006, NHNN đã chủ yếu thực hiện đấu thầu theo phương thức lãi suất, xét thầu riêng lẻ, buộc các TCTD phải cân nhắc lãi suất đặt thầu, đồng thời phản ánh chính xác hơn diễn biến cung - cầu trên thị trường. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở lại đây, NHNN sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng trong 80- 95% số phiên giao dịch trong những năm qua và lên tới 100% số phiên trong năm 2010 để đạt được mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ. Chẳng hạn như để đảm bảo thực hiện được mục tiêu rút tiền từ lưu thông về, từ tháng 5/2007, NHNN đã thay đổi phương thức đấu thầu trong các phiên chào bán tín phiếu NHNN, từ đấu thầu lãi suất, xét thầu riêng lẻ sang đấu thầu khối lượng (công bố lãi suất). Việc NHNN công bố lãi suất nhằm khuyến khích các TCTD mua tín phiếu NHNN. Do ảnh hưởng hậu quả của suy thoái kinh tế từ năm 2007, trong những tháng đầu năm, do thiếu vốn khả dụng, các TCTD đã đặt thầu lãi suất nghiệp vụ mua kỳ hạn 7 ngày rất cao, đỉnh điểm lên tới 40%/năm. Việc này gây ra cuộc chạy đua tăng lãi suất chóng mặt trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa, rất nhiều TCTD không chịu nổi mức chi phí cao như vậy cho nên không trúng thầu được nghiệp vụ mua kỳ hạn của NHNN. Việc

tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của NHNN khó khăn, khiến nhiều TCTD thiếu thanh khoản trầm trọng. Vì vậy, để ổn định lãi suất thị trường, kể từ giữa năm 2008 trở về đây, NHNN đã chuyển sang đấu thầu lãi suất nhưng xét thầu thống nhất hoặc đấu thầu khối lượng (công bố lãi suất) để các TCTD dễ dàng trúng thầu khi tham gia nghiệp vụ mua kỳ hạn.

+ Cách thức giao dịch

Giao dịch NVTTM được thực hiện thông qua hệ thống mạng máy vi tính giữa TCTD với trung tâm giao dịch thị trường mở tại Sở Giao dịch NHNN, máy fax và được thực hiện chế độ bảo mật thông tin. Để tham gia giao dịch NVTTM, TCTD phải đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở bao gồm: tên, chữ ký của những người tham gia vào các phiên đấu thầu như: người có thẩm quyền ký duyệt, người kiểm soát các giao dịch và giao dịch viên trực tiếp giao dịch. Để thực hiện việc bảo mật thông tin, NHNN sẽ cấp mã số, mã khóa, khóa ký chữ ký điện tử cho những đối tượng này.

Với mục tiêu tiến tới một hệ thống giao dịch điện tử qua mạng, tự động hóa cao, an toàn và thuận tiện cùng với những cải tiến trong quy trình kỹ thuật nghiệp vụ. Phần mềm giao dịch NVTTM đã có sự phát triển:

Giai đoạn từ 12/2004 trở về trước phần mềm NVTTM được triển khai theo mô hình phân tán. Tại Sở Giao dịch NHNN, các chi nhánh NHNN được ủy quyền và các thành viên đều phải cài đặt phần mềm, cơ sở dữ liệu của NVTTM. Tuy nhiên việc vận hành trên hệ thống phân tán khá phức tạp, không thuận tiện cho việc chỉnh sửa đặt thầu,... dẫn tới khó quản lý hệ thống, dễ phát sinh sai sót trong giao dịch.

Từ 12/2004 đến nay, phần mềm NVTTM được triển khai theo mô hình tập trung, ứng dụng công nghệ Web đã tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý của NHNN và tham gia thị trường của các thành viên. Toàn bộ phần mềm hệ thống, chương trình ứng dụng và cơ sở dữ liệu NVTTM được cài đặt tập trung tại một điểm duy nhất là Sở Giao dịch NHNN. Thủ tục kết nối cho thành viên được cải tiến theo hướng đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo

an toàn. Các TCTD sau khi được công nhận là thành viên nghiệp vụ TTM sẽ được NHNN (Cục Công nghệ tin học Ngân hàng) cung cấp số điện thoại, tên mật khẩu và địa chỉ kết nối tương tự như dịch vụ kết nối Internet. Các thành viên thị trường không cần trang bị máy chủ, phần mềm và cơ sở dữ liệu. Với một máy PC kết nối truyền thông qua kênh điện thoại quay số hoặc kênh dùng riêng với sàn giao dịch đặt tại Sở Giao dịch NHNN, thành viên sử dụng trình duyệt Web để kết nối với thị trường, thực hiện toàn bộ các thủ tục giao dịch: xem thông báo, đặt thầu, xem kết quả đấu thầu, lập hợp đồng mua bán,... Do những cải tiến kỹ thuật trong cách thức giao dịch NVTTM đã hạn chế những yêu cầu về trang thiết bị, đòi hỏi về kỹ năng công nghệ thông tin đối với các thành viên và tạo điều kiện cho các thành viên có thể linh hoạt tham gia hoạt động NVTTM dù ở trụ sở hay công tác bên ngoài. Do vậy đây cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của số lượng thành viên và số giao dịch trên thị trường mở.

b, Tần suất giao dịch:

- Giao dịch mới phát sinh:

Định kỳ và ngày giao dịch do Thống đốc NHNN quy định cụ thể trong từng thời kỳ tùy theo mục tiêu thực hiện CSTT và nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống các TCTD. Từ khi NVTTM được đưa vào hoạt động, thời gian giữa các phiên giao dịch liên tục được rút ngắn. Từ tháng 7/2000 đến cuối năm 2000, các phiên giao dịch NVTTM được thực hiện theo định kỳ 10 ngày/phiên. Để góp phần điều chỉnh kịp thời, linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD, NHNN đã thực hiện NVTTM thường xuyên hơn bằng cách điều chỉnh định kỳ giao dịch lên 1 phiên/tuần năm 2001, 2 phiên/tuần năm 2002. Từ tháng 11/2004 NVTTM đã thực hiện định kỳ 3 phiên /tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6. Trong 3 năm, từ 2008 trở lại đây định kỳ tổ chức 1phiên/ngày, có thời điểm lên tới 2-3 phiên/ngày (đặc biệt trong các dịp giáp Tết, hoặc thời điểm nhạy cảm khi các TCTD có nhu cầu vốn cao) giúp các TCTD đáp ứng kịp thời vốn đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệ thống.

Năm

Mua Bán

Tổng doanh số

Doanh số bình quân theo phiên Số phiên Doanh số mua phiênSố Doanh số bán

- Thời gian thanh toán

Quy trình thanh toán từng bước được rút ngắn: từ thanh toán sau 2 ngày kể từ ngày đấu thầu (T+2) năm 2000, thanh toán sau ngày đấu thầu 1 ngày (T+1) năm 2001 và từ năm 2002 đến nay việc thanh toán được thực hiện ngay trong ngày đấu thầu (T+0). Với việc rút ngắn thời gian thanh toán, nghiệp vụ TTM đã ngày càng thực hiện vai trò điều tiết vốn khả dụng của các TCTD kịp thời, linh họat và hiệu quả hơn. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của NHNN đưa vào vận hành từ tháng 5/2003 đã tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ TTM được thanh, quyết toán tức thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các TCTD.

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w