Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 109 - 112)

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:

3.2.4. Các giải pháp khác

3.2.4.1. Hoàn thiện quy trình đấu thầu thị trường mở qua mạng

Khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải giải quyết khi triển khai đấu thầu qua mạng là hệ thống hạ tầng thông tin chưa được hoàn chỉnh. Hiện nay, thực trạng cơ sở hạ tầng thông tin ở Việt Nam chưa hoàn thiện, có thể gây những lỗi kỹ thuật không mong muốn, ảnh hưởng đến quyền lợi và tính hợp pháp của các bên tham gia. Tuy nhiên, việc thực hiện đấu thầu qua mạng vẫn phải vừa tiến hành vừa bổ sung hoàn thiện, chứ không thể thụ động ngồi chờ. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian đầu, NHNN cần triển khai dần dần, từng bước và chắc chắn. Tuy nhiên, để thực hiện đấu thầu qua mạng thành công thì NHNN, các NHTM và các bên tham gia sẽ phải thay đổi cả tư duy đến lề lối làm việc. Bởi đây là một hệ thống mới, do vậy khối lượng đào tạo chắc chắn sẽ rất khổng lồ.

3.2.4.2. Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Mặc dù hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được NHNN đưa vào sử dụng từ năm 2003 nhưng đến nay, nhiều giao dịch thanh toán giữa các TCTD vẫn chưa được thực hiện qua hệ thống này. Lý do xuất phát từ việc thực hiện thanh toán phân tán giữa các TCTD tại các địa phương và hệ thống

thanh toán của nhiều TCTD còn chưa kết nối được với hệ thống thanh toán điện tử của NHNN.

Để tăng cường khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các

TCTD, công tác thanh toán trong hệ thống ngân hàng cần nhanh chóng được hoàn thiện. Các TCTD cũng cần hiện đại hoá hệ thống thanh toán của mình, tiến

tới thực hiện quản lý nguồn vốn tập trung tại Hội sở chính và chỉ thực hiện giao

dịch giữa các TCTD với nhau thông qua hệ thống thanh toán của NHNN. Bên cạnh đó, NHNN cần phải đẩy mạnh tiến độ và mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. NHNN cần mở rộng phạm vi thanh toán đối với các luồng thanh toán giá trị thấp của TCTD và

hạn chế việc thực hiện thanh toán bù trừ tại chi nhánh NHNN ở các địa phương.

3.2.4.3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TTM cho các thành viên

Con người luôn là yếu tố then chốt và quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ NHNN trong xây dựng và điều hành CSTT là nhu cầu vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài.

Theo kinh nghiệm của các quốc gia điều hành thành công CSTT thì năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ xây dựng và điều hành CSTT được đặc biệt chú trọng. Tại một số quốc gia, như Mỹ, Hội đồng lãnh đạo NHTW có nhiệm kỳ làm việc rất dài. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ NHTW cao hơn chế độ thông thường.

NHNN và các TCTD cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ngân hàng, cán bộ nghiệp vụ có khả năng dự báo vốn khả dụng của đơn vị, phân tích đưa ra các quyết định chính xác cho từng giao dịch NVTTM. Chương trình đào tạo cần phải được chuẩn hóa, phù hợp với yêu

TCTD cần có chế độ đãi ngộ về tiền lương, đào tạo đối với cán bộ đảm nhiệm vị trí này cao hơn chế độ thông thường.

3.2.4.4. Hoàn thiện các công cụ khác của CTSS

Cần nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các nghiệp vụ NHNN tác động lên thị trường tiền tệ nói chung và NVTTM nói riêng. Cơ chế điều hành thị trường tiền tệ bao gồm: Chiết khấu, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc và NVTTM để tăng tính linh hoạt cho hình thành lãi suất thị trưòng, tính pháp lý của việc xác nhận giao dịch, hợp đồng chuẩn áp dụng trong giao dịch cho vay, giữ tiền.

Tuy nhiên, việc phối hợp với các công cụ nghiệp vụ cơ bản nhất của NHNN vẫn là cần thiết:

- Dự trữ bắt buộc: thực tế cho thấy nếu NVTTM được sử dụng rộng rãi thì các NHNN ít sử dụng các công cụ để kiểm soát mức cung tiền mà chỉ

nhằm mục đích dự trữ nên ít thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Tại Việt

Nam, việc

sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để đảm bảo hai mục đích đó là: Thực hiện

kiểm soát mức cung tiền và đảm bảo khả năng thanh khoản cho các NHTM.

Việc áp dụng NVTTM linh hoạt giúp cho NHNN có thể hạn chế thay

đổi tỷ

lệ dự trữ bắt buộc để ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh

của mình.

- Các nghiệp vụ phái sinh: Cần xem xét, xây dựng quy chế và hướng dẫn áp dụng các công cụ phái sinh và đầu tư tài chính, đặc biệt là thị trưòng

kỳ hạn tiền tệ (SWAP ngoại tệ) và kỳ hạn lãi suất (REPO) nhằm nâng cao

cụ khác nhau trong điều hành tức là tìm ra phương án sử dụng linh hoạt các công cụ với nhau sao cho hiệu quả quản lý cao nhất. Khi phối hợp các công cụ như vậy phải tuân thủ nguyên tắc: phải tạo ra hiệu lực cao; tạo ra tính đồng bộ; và có sự phù hợp với các điều kiện của thị trường. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, có thể xảy ra hai tình huống:

Thứ nhất, phối hợp công cụ lãi suất với công cụ tỷ giá. Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu tỷ giá nhằm tạo ra sự cân bằng bên ngoài trên cơ sở tỷ giá ổn định. Đạt được mục tiêu tỷ giá sẽ góp phần ổn định các hoạt động kinh tế ngoại thương và đặc biệt là khắc phục được dòng chảy từ nội tệ sang ngoại tệ hoặc ngược lại. Mặt khác phối hợp chặt hai công cụ này còn góp phần ổn định đầu tư tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát.

Thứ hai, phối hợp nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn. Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu kiểm soát tổng lượng M2 nhằm tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát. Đây là phương án phối hợp nhằm có được sự ổn định trên cơ sở khối lượng tiền phù hợp với các yêu cầu đòi hỏi. NHNN làm tăng hay giảm khối lượng tiền để tác động vào đầu tư, sản lượng và các mục tiêu xây dựng khác bằng cách sử dụng đồng thời các công cụ trên theo nguyên tắc cùng chiều hoặc ngược lại.

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w