Những hạn chế

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 88 - 91)

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:

2.3.2. Những hạn chế

Từ ngày hoạt động đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, nghiệp vụ TTM tại Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, tác động của NVTTM đến thị trường tiền tệ vẫn còn hạn chế :

NVTTM chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn khả dụng của các TCTD hơn là điều tiết lãi suất của thị trường. Lãi suất NVTTM nhìn chung đã được NHNN điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị

trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ theo hướng thắt chặt hay nới lỏng. Tuy nhiên, đôi khi NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch NVTTM, để qua đó có thể can thiệp tới lãi suất của thị trường. Mối quan hệ giữa các loại lãi suất của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm, lãi suất NVTTM chưa thực sự chặt chẽ; quan hệ và tác động hiệu ứng của các loại lãi suất này với lãi suất thị trường còn hạn chế. Trong giai đoạn năm 2010, lãi suất NVTTM hầu hết là bằng với mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm. Qua theo dõi diến biến NVTTM trong thời gian qua và diễn biến thị trường nội tệ liên ngân hàng cho thấy lãi suất đấu thầu NVTTM vẫn thấp hơn lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng có cùng kỳ hạn, do đó không khuyến khích các TCTD chủ động vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm cũng không phải là xu hướng lãi suất trần mà trở thành lãi suất sàn.

Doanh số giao dịch NVTTM chưa cao, bình quân 4.280 tỷ đồng/ phiên, nên mức độ tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến các điều kiện thị trường vẫn còn khá khiêm tốn.

Thứ hai, NVTTM chưa phát huy tốt tác dụng là công cụ CSTT chủ yếu truyền dẫn tín hiệu cho thị trường, thể hiện là thị trường phản ứng tương đối chậm chạp trước những quyết định mua/bán giấy tờ có giá của NHNN và trước kết quả của mỗi phiên giao dịch.

Thứ ba, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đôi khi vẫn còn một số bất cập trong đặt thầu, xét thầu, về tốc độ, chất lượng đường truyền kết nối qua mạng. Chương trình đấu thầu được thiết kế từ năm 2004, đến nay đã qua hơn 6 năm và có dấu hiệu quá tải khi chưa được nâng cấp kịp thời, đáp ứng số lượng thành viên và số lượng giấy tờ có giá tham gia tăng vọt. Cùng với đó là sự không đồng bộ trong các khâu hoạt động nghiệp vụ thị trường mở như dự báo vốn khả dụng còn chậm do chưa thực hiện được qua mạng, quy trình lưu

ký GTCG tại NHNN còn thủ công, chưa kết nối được mạng với trung tâm lưu ký, kết quả trúng thầu thị trường mở xử lý qua khâu kế toán chứng từ giấy ....gây chậm chễ trong việc mở thầu và chuyển tiền trúng thầu thị trường mở.

Thứ tư, các thành viên trúng thầu với khối lượng lớn chủ yếu là các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần lớn, điều này làm giảm tính thị trường và giảm hiệu lực điều tiết của NHNN. Đặc biệt, khi thanh khoản khó khăn, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, các TCTD luôn có xu hướng tham gia nghiệp vụ thị trường mở với mức lãi suất thấp hơn, tuy nhiên các TCTD này thông thường là các ngân hàng có quy mô nhỏ, có ít giấy tờ có giá có thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở, do đó nếu các NHTM lớn cũng tham gia đấu thầu thì tỉ lệ trúng thầu rất thấp. ‘Miếng bánh ngon ‘ thị trường mở lại rơi chủ yếu vào tay một số TCTD lớn, và họ lại dùng nguồn vốn này để cho vay trên liên ngân hàng với lãi suất cao hơn. Các TCTD gặp khó khăn sẽ không thể có được nguồn vốn đủ từ TTM, lại phải quay sang huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, mà chủ yếu từ các NHTM lớn, dễ gây biến động về lãi suất. Đây là vòng luẩn quẩn đối với các NHTM nhỏ, đồng thời cũng là hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở cần được khắc phục ngay.

Thứ năm, một số tổ chức như các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm... thực sự có nhu cầu và có khả năng tham gia nghiệp vụ thị trường mở tuy nhiên vì các tổ chức đó không được mở tài khoản tại Sở Giao dịch NHNN cho nên chưa tham gia được nghiệp vụ thị trường mở.

Thứ sáu, loại hình trái phiếu được phép giao dịch Thị trường mở chưa thật sự mở rộng. Rất nhiều trái phiếu của các tập đoàn, trái phiếu công ty do chính phủ bảo lãnh vẫn chưa thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Đây cũng là một hạn chế bởi rất nhiều các TCTD sở hữu trái phiếu này, tuy nhiên họ lại chưa được phép giao dịch, trong khi nhu cầu thanh khoản gặp nhiều khó khăn. Kỳ hạn mua bán giấy tờ có giá ngắn và chưa đa dạng. Mặc dù về quy định là kỳ hạn giao dịch đã được đa dạng hóa từ 7 ngày đến 182 ngày nhưng trên

thực tế, NHNN thường chỉ giao dịch với các kỳ hạn từ 7 đến 28 ngày. Dẫn tới các khoản thanh toán với NHNN đến hạn dồn dập trong một thời gian ngắn và tăng gánh nặng thanh toán cho các NHTM.

Thứ bảy, việc dự báo vốn khả dụng vẫn còn sai số, mặc dù sai số đã có xu hướng giảm dần: Sai số trong dự báo là điều khó tránh khỏi và có ảnh hưởng nhất định đến việc đưa ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ. Những sai số trong dự báo thường không đồng đều nên khó khắc phục. Tại một số thời điểm, sai số có xu hướng tăng trở lại. Vì vậy, bộ phận dự báo cần tiếp tục tìm tòi, cải tiến phương pháp dự báo, nâng cao chất lượng thông tin để cải thiện sai số dự báo. Mặt khác, dự báo vốn khả dụng hiện nay mới chú trọng đến dự báo ngắn hạn. Các dự báo dài hạn trên 1 tháng tuy đã được thực hiện nhưng không thường xuyên và chỉ mang tính dự báo về xu hướng và ước đoán theo dãy số liệu lịch sử. Đối với dự báo vốn khả dụng, là một trong những căn cứ điều hành CSTT thì việc dự báo dài hạn hơn để đáp ứng nhu cầu trong điều hành CSTT nói chung cũng như trong điều hành NVTTM là một vấn đề mà NHNN cần quan tâm và hướng tới.

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w