2.4.1.1. Nguyên nhân phát sinh từ phía ngân hàng
Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn song hành cùng với nhau. Nếu ngân hàng chỉ chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà thiếu sự thận trọng cần thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhung nguợc lại, nếu vì quá lo sợ rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì sẽ để lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh và những khách hàng tốt. Đây là một vấn đề nan giải không chỉ riêng đối với Chi nhánh mà tất cả các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam cũng đang gặp phải.
Với số luợng các văn bản, quy định khổng lồ liên quan đến hoạt động cho vay, tài sản bảo đảm, chính sách tín dụng... cùng với hàng loạt văn bản mới liên quan đuợc ban hành đã làm cho việc tiếp cận và hiểu sâu sắc tinh thần chỉ đạo, nội dung chính sách trong các văn bản đó thật sự là điều không dễ dàng. Các kiến thức
về nền kinh tế thị trường đầy sôi động và phức tạp, chi phối đến từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, trong khi khả năng nắm bắt thực tế của cán bộ ngân hàng chưa sâu, từ đó đã dẫn đến những sai sót trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn cũng như thẩm định DAĐT của khách hàng.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, thông tin không được cập nhật thường xuyên và đầy đủ, nên việc tìm kiếm, thông tin để thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT còn phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và kinh nghiệm, năng lực của cán bộ thẩm định.
Ngoài ra, hoạt động marketing riêng tại Chi nhánh vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức. Công việc này mới chỉ đơn thuần được thực hiện dưới dạng những hoạt động bề nổi như tuyên truyền quảng cáo chứ chưa xuất phát từ thực tiễn của việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng để tìm cách thỏa mãn những nhu cầu ấy. Lâu nay, hoạt động marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của nhân viên giao dịch, trong khi đây lại là nhiệm vụ của tất cả nhân viên ngân hàng. Đây được xem là vấn đề mà Chi nhánh cần phải khắc phục nhanh chóng nếu như muốn tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới với những tiềm năng mới, nhất là trong giai đoạn mà các ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt như hiện nay.
2.4.1.2. Nguyên nhân phát sinh từ phía khách hàng
Với tình hình nền kinh tế khó khăn hiện nay, số lượng khách hàng (đặc biệt là các doanh nghiệp) đáp ứng được tất cả các điều kiện vay vốn của các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng (trong đó bao gồm cả Chi nhánh TP Hà Nội) vẫn còn rất nhỏ. Những vướng mắc chủ yếu trong thời gian qua tập trung vào việc các doanh nghiệp không đủ vốn tự có tham gia vào dự án theo yêu cầu; không đủ tài sản thế chấp theo quy định (nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ);... Khả năng lập một DAĐT khả thi cũng là một vấn đề gây ra khá nhiều khó khăn cho các khách hàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Nhiều khách hàng có ý tưởng, dự định kinh doanh rất tốt nhưng do không cụ thể
hóa được thành những án khả thi nên cũng không thể vay được vốn ngân hàng để thực hiện dự án.
Bên canh đó, khả năng quản lý, sử dụng vốn vay của khách hàng cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án, có nhiều dự án được lập ra, ban đầu đáp ứng đáp ứng đầy đủ các điều kiện và yêu cầu của ngân hàng, có tính khả thi và hiệu quả, nhưng do khả năng quản lý, giám sát yếu kém của chủ đầu tư nên đã làm phát sinh thêm nhiều chi phí không lường trước được trong quá trình thực hiện, dẫn đến thua lỗ, không trả được nợ vay. Ngoài ra, tình trạng làm ăn thiếu trung thực, lừa đảo, chụp giật vẫn thường xuyên xảy ra trong một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và giữa các doanh nghiệp với ngân hàng, như: sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin không chính xác cho ngân hàng, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau... là một trong những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.