3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
> Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh giữa các ngân hàng
Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng
vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng
khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
> Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Ngày nay, thông tin về khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay của các NHTM nói chung và hoạt động cho vay DAĐT nói riêng. Việc thiếu thông tin hay nhận được nguồn thông tin không chính xác có thể sẽ làm cho quyết định tín dụng của ngân hàng bị sai lệch, dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng nhất là trong công tác thẩm định và cho vay DAĐT của các ngân hàng.
Trong thời gian vừa qua, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cũng đã hỗ trợ khá nhiều cho các NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định và cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cũng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp dư nợ, lịch sử gia hạn nợ, nợ quá hạn, tài sản bảo đảm của khoản vay; một số trường hợp có phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các ngân hàng.
Do đó, để hỗ trợ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra cứu thông tin của các NHTM, NHNN cần yêu cầu các NHTM phải cung cấp thông tin về các khách hàng vay vốn một cách kịp thời và đầy đủ cho Trung tâm thông tin tín dụng. Trong trường hợp các NHTM cung cấp thông tin không kịp thời, cung cấp thông tin không chính xác hoặc không cung cấp thông tin về khách hàng thì NHNN cần phải
có biện pháp mạnh để xử lý. Chỉ có như vậy thì các thông tin về khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng mới có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động thẩm định và cho vay của các NHTM, nhất là trong công tác thẩm định cho vay DAĐT.
Bên cạnh đó, NHNN cần thu thập thêm các thông tin khác từ các cơ quan, ban ngành như Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thuế,... để thực hiện xây
dựng thông tin ngành, xu hướng phát triển trong tương lai nhằm phục vụ cho việc xây
dựng các chính sách tín dụng, định hướng đầu tư của các NHTM; qua đó giúp cho các
NHTM có quyết định đúng đắn trong việc tài trợ vốn cho các DAĐT ở các ngành nghề, lĩnh vực sản suất kinh doanh khác nhau.
> Sớm thành lập một Công ty xếp hạng tín dụngdoanh nghiệp tại Việt Nam
Hiện nay, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng đều do các NHTM tự thực hiện dựa trên các chỉ tiêu về định tính và định lượng mà mỗi ngân hàng tự đặt ra, vì vậy, kết quả chấm điểm và xếp hạng của các NHTM không có sự thống nhất với nhau. Do đó, việc hình thành một công ty xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay của các NHTM. Chức năng chính của công ty này là thu thập, xử lý, phân tích các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với số liệu bình quân ngành và các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề để đưa ra các đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả xếp hạng của công ty, các NHTM sẽ có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp trước khi có quyết định cho doanh nghiệp vay vốn hay không.
Bên cạnh đó, để giúp cho công ty này ngày càng phục vụ tốt cho hoạt động cho vay của các NHTM, NHNN có thể quy định tất cả các doanh nghiệp muốn được ngân hàng xem xét cho vay vốn thì bắt buộc phải được xếp hạng tại Công ty xếp hạng này. Điều này sẽ làm các doanh nghiệp nếu muốn vay vốn ngân hàng thì phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng để có được giấy chứng nhận. Hơn nữa, ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của công ty xếp hạng còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín của mình để có được vị
trí xếp hạng cao.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
>Xây dựng bảng hướng dẫn quy trình cho vay, nội dụng thẩm định DAĐT chi tiết hơn, cụ thể hơn.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng bảng hướng dẫn quy trình cho vay, nội dụng thẩm định DAĐT theo hướng tăng cường tính khoa học, chi tiết vÀ cụ thể. Hướng dẫn chi tiết từng nội dung trong quá trình thẩm định hiệu quả kinh tế - tài chính, thẩm định độ rủi ro cao, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định tính kỹ thuật - công nghệ của dự án đầu tư.
> Giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án
Theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thì mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu bằng 40% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn góp lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay đến năm), tối thiểu bằng 45% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay từ 3 đến 5 năm) và tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay đến 5 năm). Việc quy định như vậy nhằm nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện và quản lý dự án, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên, mức quy định này hiện nay đang cao hơn các NHTM khác trên địa bàn. Điều này đã gây khó khăn cho các chi nhánh trong việc thu hút, tìm kiếm khách hàng vì thực tế không có nhiều doanh nghiệp có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án đáp ứng đủ tỷ lệ theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận được trình bày ở Chương 1, thực trạng hoạt động, hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chế ở Chương 2, những chiến lược kinh doanh và mục tiêu cụ thể từ năm 2014-2016 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, trong Chương 3, luận văn đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội bao gồm các nhóm giải pháp về thể chế, giải pháp về nghiệp vụ và các giải pháp hỗ trợ khác.
Với những giải pháp cơ bản cùng với những kiến nghị được trình bày trong Chương 3 hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung của Chi nhánh, qua đó góp phần giúp Chi nhánh tăng sức cạnh tranh và tạo thế vững bước cùng với ngành ngân hàng tiến vào con đường hội nhập kinh tế thế giới và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức trước mắt đối với Chi nhánh Hà Nội là phải thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay DAĐT với chất lượng tốt cho tương xứng với quy mô và tiềm năng của Chi nhánh.
Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu và giải quyết được những nội dung như sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động cho vay DAĐT của NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội và làm rõ những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế này trong hoạt động cho vay DAĐT tại Chi nhánh.
Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan ban, ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội.
Với những phân tích trình bày, luận văn hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay DAĐT của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh
TP Hà Nội nói riêng và hệ thống TCTD Việt Nam nói chung tốt hơn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng theo mục tiêu của NHNN và Chính phủ, từ đó
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm, kiến thức, nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết; do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và người đọc quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
Để hoàn thành được nội dung luận văn này, em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Đức Thắng, sự giúp đỡ động viên của các thầy cô
giáo trong khoa sau đại học.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tiếng Việt:
1. Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
2. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2010, 2011, 2012, 2013.
3. “Luật NHNN” và “Luật các TCTD”năm 2010 và “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD”số 20/2004/QH11.
4. Nguyễn Minh Kiều “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại ”, NXB Thống Kê năm 2009.
5. Nguyễn Minh Kiều “Nghiệp vụ ngân hàng”, NXB Thống Kê năm 2007.
6. Nguyễn Văn Tiến “ Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại ”, NXB Thống Kê
năm 2012.
7. Phan Thị Thu Hà “Ngân hàng thương mại”,NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2007.
8. Tô Ngọc Hưng “Giáo trình Ngân hàng thương mại ”, NXB Thống Kê năm 2009.
9. Ths. Hoàng Văn Cường, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản "Phân tích bao dữ liệu".
10. Tô Ngọc Hưng “Giáo trình Ngân hàng thương mại ”, NXB Thống Kê năm 2009.
11. Tô Ngọc Hưng & Nguyễn Kim Anh “Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê năm 2008.
12. TS. Nguyễn Đức Thắng “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân
hàng thương mại””, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009.
13. Tô Kim Ngọc “Giáo trình Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng”, NXB Thống Kê năm 2005.
"Chương trình thẩm định và Quản lý dự án", Tp. Hồ Chí Minh, 1995 2. Asian Economic Integration Monitor, ADB, March, 2013
3. Miki Malul, Yossi Hadad, Raphael Bar-El "Ranking and Measuring Efficiency of Middle East Cooperation Projects", Bekerley Electronic Press, 2007.