Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều đạo luật và văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
Tuy luật và các văn bản hướng dẫn đã có, song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một
số văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: trong trường
hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSBĐ nợ vay để thu hồi nợ. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, do đó, không có chức năng cưỡng
chế buộc khách hàng bàn giao TSBĐ cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển TSBĐ
nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng. cùng nhiều các quy định khác dẫn đến
tình trạng NHTM không giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Bên cạnh đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp cũng chưa thực sự chặt chẽ, tạo ra những khe hở cho các doanh nghiệp có những hành vi “lách luật”, lừa đảo doanh nghiệp bạn cũng như ngân hàng.
Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam, vẫn chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng doanh nghiệp, nhất là về phương diện uy tín, tín nhiệm và vì vậy, các ngân hàng thiếu những thông tin đáng tin cậy khi xem xét, đánh giá các khách hàng để quyết định cho vay. Điều này, một mặt, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng do ngân hàng không dám mạo hiểm giải ngân những khoản vay mà ngân hàng không cảm thấy chắc chắn; mặt khác, cũng làm tăng thêm tình trạng, khả năng gặp rủi ro khi đánh giá, đầu tư vào doanh nghiệp của chính bản thân ngân hàng.
Nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn chưa thật sự ổn định, chất lượng tăng trưởng thấp, lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn, thâm hụt ngân sách cao và kéo dài, thâm hụt thương mại chưa thể dễ dàng giải quyết... dẫn đến tâm lý dè dặt của các nhà đầu tư, họ
không dám bỏ vốn đầu tư vào những dự án lớn, thời gian dài khiến cho việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, trong thời gian
gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát và lãi suất tăng cao kéo theo chi phí,
giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tăng làm cho các doanh nghiệp gặp phải rất
nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thua lỗ phải
sản xuất cầm chừng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ vay của khách hàng và chất lượng cho vay của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã giới thiệu khái lược về lịch sử hình thành cùng với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà
Nội. Đặc biệt chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động
cho vay DAĐT.
Ngoài ra, trong phần nội dung của Chương 2 cũng đã nêu lên những hạn chế và
nguyên nhân trong công tác cho vay DAĐT tại chi nhánh TP Hà Nội. Trên cơ sở những
nguyên nhân và hạn chế được nêu ra như trên, Chi nhánh TP Hà Nội cần phải có những
giải pháp mang tính đồng bộ cũng như những kiến nghị đối với những cơ quan, ban ngành nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay DAĐT, quy mô cho vay ngày càng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng trong tương lai.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI