trong và ngoài nước - Bài học cho Công ty cổ phần Sông Đà 4
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp trong và ngoài nước nghiệp trong và ngoài nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã tạo lập và khẳng định thương hiệu của mình không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Để có những kết quả như ngày nay, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng phải nỗ lực trong một thời gian dài với nhiều chiến lược quyết liệt, đột phá. Chúng ta có thể kể đến một vài kinh nghiệm từ doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Thứ nhất, các doanh nghiệp Hoa Kỳ luôn ưu tiên đầu tư vào khoa học công nghệ. Từ đó góp phần năng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Khoa học công nghệ đã được các doanh nghiệp Hoa Kỳ tận dụng một cách tối đa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, doanh nghiệp Hoa Kỳ đa dạng kênh huy động vốn và thực hiện thành công hoán đổi lãi suất. Với tiền lực tài chính và uy tín tốt, các doanh nghiệp Hoa lỳ luôn chú trọng công tác tìm kiếm và huy động các nguồn vốn khác nhau. Bên cạnh nguồn vốn vay thương mại truyền thống, các doanh nghiệp Hoa Kỳ chú trọng công bố, minh bạch thông tin trên thị trường vốn; tiếp cận vốn từ kênh cho thuê tài chính;... Bên cạnh đó, việc quan hệ tốt với các định chế tài chính toàn cầu giúp doanh nghiệp Hoa Kỳ có đơn vị chuyên nghiệp tư vấn việc huy động nguồn vốn đa dạng, hợp lý, giúp đảm bảo cho các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thành công.
Ngoài ra, doanh nghiệp Hoa Kỳ tận dụng việc các thành viên trong một tập đoàn kinh doanh tại các quốc gia khác nhau với bối cảnh kinh tế vĩ mô khác nhau để cấu trúc và hoán đổi lãi suất. Thông thường, lãi suất tại các quốc gia phát triển thường ở mức thấp. Chính vì vậy, thay vì các công ty con độc lập vay vốn tại quốc gia mình kinh doanh thì các doanh nghiệp Hoa Kỳ có xu hướng sắp xếp vốn tại công ty mẹ (tại Hoa Kỳ lãi suất thấp hơn) rồi cho các công ty con vay lại như vậy
vừa có thêm thu nhập từ chênh lệch lãi suất đồng thời góp phần chuyển lợi nhuận về trong nước.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới về quy mô. Mặc dù không có những bước phát triển thần kỳ như những năm 70 của thế kỷ trước nhưng Nhật Bản vẫn là quốc gia được thế giới ngưỡng mộ dưới nhiều khía cạnh. Có được thành công ấy là nhờ các doanh nghiệp Nhật Bản đã đưa thương hiệu của người Nhật vượt ra biên giới lãnh thổ một quốc gia và có vị trí trên thị trường thế giới. Những thành tựu mà doanh nghiệp Nhật Bản đạt được có thể kể đến nhờ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng đầu tư vốn vào những máy móc, trang thiết bị hiện đại, cùng với đó là nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn cam kết chất lượng hàng hóa, công trình. Bên cạnh đó, việc thực hiện đúng về thời gian và tiến độ cũng được các doanh nghiệp hết sức quan tâm.
Thứ hai, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất giúp doanh nghiệp Nhật Bản tính toán được chính xác nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị cần thiết để đầu tư. Góp phần cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh.
Thứ ba, doanh nghiệp Nhật Bản thành công trong việc quảng bá và xuất khẩu công nghệ mang thương hiệu Nhật Bản tới các quốc gia trên thế giới. Đầu tư vào hình ảnh, thương hiệu cũng là một cách sử dụng vốn hiệu quả. Nếu như giá thành cao là một bất lợi đối với doanh nghiệp Nhật bản thì họ nhanh chóng bù đắp bất lợi này bằng việc huy động vốn giá rẻ (từ Chính phủ viện trợ ODA hay ngân hàng phát triển Châu Á) cho các khách hàng của mình từ các nước đang phát triển.
Thứ tư, các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng việc đào tạo và phát triển con người, coi đây là nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhật bản bảo đảm cho người lao động lợi ích công bằng, chi trả thu nhập và phúc lợi tương xứng với trình độ, khả năng và mức độ lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát đối với nhân viên
về môi trường lao động, điều kiện lao động, thu nhập, phúc lợi,... đồng thời dành lượng lớn nguồn lực để đào tạo lực lượng lao động. Chính điều này tạo cho những lao động trong doanh nghiệp Nhật Bản môi trường làm việc lý tưởng giúp họ yên tâm làm việc, từ đó nâng cao năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.1.3. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Trung Quốc
Trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010, kinh tế Trung Quốc đã trở thành động lực mới của kinh tế toàn cầu và là biểu tượng của một Châu Á năng động thịnh vượng trong tương lai. Để đạt được điều này thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã rất nỗ lực trong một thời gian dài. Chúng ta có thể kể tới một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Trung Quốc như sau:
Thứ nhất, chiến lược cạnh tranh về giá được doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng một cách triệt để. Các doanh nghiệp Trung Quốc tương đối thành công với chiến lược cạnh tranh về giá để mở rộng thị phần trong nước và trên thế giới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung nguồn vốn cho các nguồn nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản suất cho sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc đang hướng dần mô hình cạnh tranh về giá sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm.
Thứ hai, doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu sử dụng lao động tại chỗ. Điều này giúp cho doanh nghiệp Trung Quốc hạn chế được chi phí di chuyển. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Trung Quốc quan hệ chặt chẽ với các đối tác vốn như Chính phủ nước viện trợ hay Ngân hàng tài trợ vốn. Từ đó, doanh nghiệp Trung Quốc có được nguồn vốn ổn định. Chính điều này góp phần không nhỏ vào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc.
Thứ ba, mặc dù là quốc gia đi sau nhưng doanh nghiệp Trung Quốc đang từng bước đầu tư vào khoa học công nghệ. Có được sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ như thế là do các doanh nghiệp Trung Quốc sớm tiếp cận với các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,. để học hỏi, tiếp thu và biến công nghệ của đối tác thành công nghệ của mình. Sự nhạy bén và khéo léo trong sản xuất kinh doanh
đã giúp doanh nghiệp Trung Quốc đi tắt, đón đầu và cạnh tranh tại nhiều phân khúc khách hàng. Doanh nghiệp Trung Quốc từng bước cạnh tranh tại các thị trường khó tính. Điều này giúp doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.1.4. Kinh nghiệm từ Tổng Công ty Sông Đà
Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961 (Quyết định số 214/TTg ngày 01/6/1961 của Phủ Thủ tướng về việc thành lập Ban chỉ huy Công trường thuỷ điện Thác Bà). Công ty tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng; chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng; công nghệ xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Là một trong những công ty xây dựng mạnh hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực, Tổng Công ty Sông Đà có những lợi thế không nhỏ từ việc liên kết với Chính phủ và các tổ chức tài chính. Từ việc ưu tiên lựa chọn nhà thầu trong các dự án lớn, trọng điểm của quốc gia tới việc tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ hay nước ngoài với chi phí sử dụng vốn thấp. Điều này góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty Sông Đà.
Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp lớn, Tổng Công ty Sông Đà dễ dàng tận dụng được lợi thế từ các nhà thầu phụ, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.